COVID-19 sẽ kết thúc vào năm 2022?

CẨM ANH 28/12/2021 05:30

Hiện nay, nhiều quan điểm trong giới khoa học đang cho rằng, Omicron sẽ là biến chủng cuối cùng, và đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc vào năm 2022.

>>Thế giới chạy đua cải tiến vaccine đối phó với biến chủng mới

Nhiều ý kiến kỳ vọng năm 2022 sẽ là năm kết thúc đại dịch Covid-19

Nhiều ý kiến kỳ vọng năm 2022 sẽ là năm kết thúc đại dịch COVID-19

Trong cuộc phỏng vấn được đăng tải trên tờ báo Ivestia (Nga), các nhà virus học của quốc gia này cho rằng sự xuất hiện của chủng Omicron có thể trở thành mấu chốt cho toàn bộ đại dịch COVID-19. Nếu chủng này chính là dạng đột biến thì dịch bệnh sẽ kết thúc. Theo dự báo của các bác sĩ, quá trình này có thể kéo dài đến một năm.

Cụ thể, Trưởng khoa của Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học mang tên N.F. Gamaleya thuộc Bộ Y tế Nga Alexander Butenko nói rằng, sự kết thúc của đại dịch sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố: tầng miễn dịch của cộng đồng và khả năng đột biến của virus.

“Chúng tôi thấy rằng giống như các coronavirus khác, COVID-19 có khả năng đột biến cao. Đại dịch càng kéo dài thì virus càng đột biến nhanh. Nhưng những quá trình như vậy không phải lúc nào cũng làm khả năng gây bệnh của virus gia tăng, đôi khi chúng có tác dụng làm suy yếu khả năng này. Khoa học đã biết đến những trường hợp do đột biến mà virus không còn khả năng gây bệnh. Rất có thể COVID-19 cũng sẽ diễn ra theo kịch bản tương tự”, - chuyên gia này nhận định.

Đồng quan điểm, nhà nghiên cứu về miễn dịch học và virus học Ben Krishna tại Đại học Cambridge, cho rằng virus không thể “nâng cấp" vô thời hạn. Chuyên gia này phân tích, các quy luật sinh hóa đồng nghĩa cuối cùng, virus sẽ tiến hóa và sở hữu một protein gai để liên kết với ACE2 càng mạnh càng tốt. Do đó, khả năng lây lan của virus SARS-CoV-2 giữa người với người sẽ không chỉ bị giới hạn bởi mức độ virus có thể bám vào lớp bên ngoài của tế bào.

Một số yếu tố từng hạn chế sự lây lan của virus, như tốc độ sao chép của bộ gene, tốc độ virus có thể xâm nhập vào tế bào thông qua protein TMPRSS2 và lượng virus mà một người bị nhiễm có thể phát ra. Về nguyên tắc, tất cả đặc điểm này cuối cùng sẽ phát triển đến hiệu suất cao nhất.

"Giả sử Omicron là biến chủng đã đạt khả năng tối đa về mức độ lây lan, nó có thể cũng không khá hơn các chủng khác vì bị giới hạn bởi xác suất di truyền", bà Krishna chỉ ra.

>>Phát hiện mới về biến chủng Omicron

Tiêm chủng vaccine tại những nước có độ phù thấp là biện pháp cần thiết ngăn chặn virus đột biến

Đẩy mạnh tiêm chủng vaccine tại những nước có độ phủ vaccine thấp là biện pháp cần thiết ngăn chặn virus đột biến

Có thể thấy, mùa đông năm 2021 dường như là phiên bản lặp lại của năm 2020 khi số ca mắc Covid-19 bùng nổ chỉ trong vài tuần ngắn ngủi trước dịp nghỉ lễ tại các quốc gia phương tây. Tuy nhiên, có những sự khác biệt rõ ràng. Tỷ lệ nhập viện và tử vong vì Covid-19 hiện nay thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Các nghiên cứu mới cho thấy tỷ lệ ca bệnh nặng do biến chủng Omicron thấp hơn nhiều so với các chủng virus trước đây như Delta...

Mặt khác, thế giới ngày nay đã có nhiều công cụ hơn để đối phó với đại dịch Covid-19 so với các đại dịch lớn trước đây, đặc biệt là khả năng nghiên cứu, phân tích virus ngay ở thời điểm đỉnh dịch. Mặt khác, nhờ những cảnh báo sớm từ các nhà khoa học Nam Phi về biến chủng Omicron, nhiều quốc gia tăng tốc chiến dịch tiêm bổ sung mũi thứ ba.

Chính vì vậy, Trưởng nhóm kỹ thuật chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO, bà Van Kerkhove cho biết thế giới sẽ có đủ phương tiện để để vượt qua đại dịch Covid-19 trong năm 2022. Bà nói: ''Năm 2022 là năm chúng ta có thể chấm dứt đại dịch COVID-19. Hiện đã có các công cụ. Chúng ta có thể khiến Covid-19 không còn gây chết chóc nữa".

"Nhiều loại vaccine đã được phát triển, kể cả dạng tiêm cho tới dạng xịt mũi hay dạng uống. Trên thực tế, cũng đã có nhiều phác đồ điều trị hiệu quả cho Covid-19 đang được áp dụng. Với những công cụ này, thế gưới có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh, nhập viện, bệnh nặng, giảm số người phải chăm sóc tích cực và số người đang thở máy. Chúng ta có thể khiến COVID-19 giảm sự lây lan của nó", bà Van Kerkhove nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Covid-19 cho thấy nhiều lỗ hổng y tế và là lời nhắc nhở rằng thế giới chưa chuẩn bị đủ để ngăn các đợt bùng phát dịch bệnh lan qua biên giới và gây ra đại dịch toàn cầu. Dịch bệnh truyền nhiễm vẫn là mối đe dọa rõ ràng với mọi quốc gia; các nước trên thế giới phải sẵn sàng cho đại dịch tiếp theo, trong lúc vẫn ứng phó khủng hoảng y tế hiện nay.

Để làm được điều này, các nước cần tăng cường đầu tư cho kế hoạch giám sát, phát hiện sớm và ứng phó nhanh nhạy ở mọi đất nước, đặc biệt là những quốc gia dễ tổn thương; Đồng thời tiếp tục củng cố hệ thống chăm sóc y tế địa phương để tránh nguy cơ quá tải, bảo đảm quyền tiếp cận công bằng với những biện pháp bảo vệ tính mạng con người như tiêm vaccine.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch

    Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch

    11:00, 27/12/2021

  • Thế giới chạy đua cải tiến vaccine đối phó với biến chủng mới

    Thế giới chạy đua cải tiến vaccine đối phó với biến chủng mới

    04:30, 27/12/2021

  • Phát hiện mới về biến chủng Omicron

    Phát hiện mới về biến chủng Omicron

    07:00, 24/12/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác tiêm chủng, kiểm soát biến chủng mới Omicron

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác tiêm chủng, kiểm soát biến chủng mới Omicron

    22:35, 23/12/2021

  • Thúc đẩy nghiên cứu kháng thể chống lại các biến chủng SARS-CoV-2

    Thúc đẩy nghiên cứu kháng thể chống lại các biến chủng SARS-CoV-2

    10:23, 22/12/2021

CẨM ANH