Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ I): Tăng trưởng không đồng đều năm 2021

CẨM ANH 29/01/2022 04:30

Sau năm 2020 với mức tăng trưởng âm 3,5%, nền kinh tế toàn cầu đã phục hồi trở lại trong năm 2021, nhưng các nền kinh tế tăng trưởng không đồng đều.

>>“Bệ đỡ” tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Sau

Nền kinh tế toàn cầu năm 2021 đã phục hồi trở lại, ước đạt 5,6%

Mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu cả năm 2021 dự báo sẽ đạt 5,6%, là sự phục hồi mạnh nhất sau trì trệ trong vòng 80 năm...  Tuy nhiên, tăng trưởng không đồng đều, thậm chí còn đẩy một số nước trở nên nghèo hơn theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới. Đặc biệt, điều đó còn kéo theo một số dấu hiệu tăng trưởng không bền vững đối với kinh tế toàn cầu. 

Trong năm 2021, Mỹ và các nền kinh tế phát triển phục hồi mạnh mẽ, trong khi các nền kinh tế mới nổi gặp khó khăn vì phải vật lộn đối phó với các biến thể mới (Delta hồi đầu năm 2021 và Omicron vào cuối năm 2021) vì không thể chủ động nguồn cung đủ vaccine cần thiết.

Tăng trưởng GDP của Mỹ cả năm 2021 dự báo là 5,4%, EU là 6,8% và Nhật Bản là 4,2%. Trong khi một số nền kinh tế mới nổi lại gặp khó khăn và có mức tăng trưởng thấp, như Indonesia chỉ có mức tăng trưởng dự báo 3,5%, Thái Lan 0,8%, Philippines là 4,5%, và Malaysia là 4,7%. Đáng chú ý, đây là những nền kinh tế chủ chốt của ASEAN vốn luôn có tốc độ tăng trưởng còn cao hơn nhiều so với Mỹ và các nền kinh tế phát triển, và được xem là nhóm nền kinh tế năng động nhất thế giới trước đại dịch.

>>Triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu 2022

Các

Vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế toàn cầu năm 2022, đặc biệt là tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn có tăng trưởng tốt nhưng giảm tốc nhanh, và về cuối năm 2021 phải vật lộn với nhiều thách thức. Tăng trưởng GDP cả năm 2021 đạt 8,1%. Tuy nhiên, tình trạng vỡ nợ hàng loạt của các công ty bất động sản đã và đang gây nguy cơ lớn khủng hoảng hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế; tình trạng thiếu điện gây hỗn loạn sản xuất công nghiệp và bất ổn xã hội; chính sách zero-Covid cực đoan làm trầm trọng thêm tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và gián đoạn sản xuất trong nước; chiến dịch chấn áp các công ty công nghệ lớn cũng góp phần giảm tăng trưởng và gia tăng thất nghiệp…

Các chuyên gia cho rằng, tất cả những yếu tố này đã và đang phản ánh một triển vọng không tốt của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có thể trở thành một rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu trong năm 2022 và xa hơn nữa.

Xét trong từng nhóm nước cũng có khác biệt về tốc độ phục hồi. Trong nhóm các nước phát triển thì Mỹ có tốc độ phục hồi tốt, nhưng một số nước Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha lại cho thấy sự phục hồi không chắc chắn. Nguyên nhân là sự khác biệt trong chính sách đối phó với dịch bệnh và mức độ bị tác động bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng. Còn trong số các nền kinh tế mới nổi và thu nhập thấp cũng có chênh lệch tùy thuộc vào mức độ bị tác động của dịch bệnh, chính sách phòng chống dịch và chính sách phục hồi kinh tế của từng nước.

Xét trong trung hạn, IMF lo ngại rằng khoảng cách giữa các nền kinh tế phát triển và phần còn lại của kinh tế thế giới sẽ xuất hiện chiều hướng xấu hơn. Tổ chức này dự báo các nền kinh tế phát triển có thể vượt lên mức tăng trưởng trước đại dịch COVID-19 vào năm 2024, trong khi các nền kinh tế mới nổi, trừ Trung Quốc, vẫn chỉ đạt mức tăng trưởng khoảng 5,5%, dưới mức dự báo trước đại dịch. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự chênh lệch về độ phủ vaccine chống COVID-19.

Có thể bạn quan tâm

  • Lạc quan triển vọngp/kinh tế toàn cầu

    Lạc quan triển vọng kinh tế toàn cầu

    09:35, 24/01/2022

  • “Bệ đỡ” tăng trưởng kinh tế toàn cầu

    “Bệ đỡ” tăng trưởng kinh tế toàn cầu

    04:00, 09/01/2022

  • Triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu 2022

    Triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu 2022

    05:00, 04/01/2022

  • “Trở lực” kinh tế toàn cầu

    “Trở lực” kinh tế toàn cầu

    05:00, 03/01/2022

CẨM ANH