"NATO hóa” Châu Âu, thêm phép tính sai của Putin!

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 02/05/2022 05:30

Một Châu Âu đoàn kết, một NATO ngày càng nhiều thành viên là điều mà Tổng thống Nga Putin không hề muốn đối diện!

Phần Lan và Thụy Điển có thế gia nhập NATO trong tháng 5?

Phần Lan và Thụy Điển có thế gia nhập NATO trong tháng 5 này.

>>NATO 2.0 đã ra đời ở châu Âu?

Trái với cam kết Mỹ - Liên Xô trước đây, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) không ngừng mở rộng về phía Đông châu Âu, một loạt thành viên gần lãnh thổ Nga lần lượt được kết nạp vào Liên minh này. Chiến sự Nga - Ukraine rất có thể giúp NATO có thêm vây thêm cánh.

Tờ Washington Post dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, rằng nếu Phần Lan và Thụy Điển có ý nguyện gia nhập NATO, Mỹ sẽ ủng hộ mạnh mẽ. Đây là phát biểu sau chuyến đi đến Ba Lan và Ukraine của Blinken. Tháng 5 này, NATO sẽ nhóm họp, trong đó việc cân nhắc kết nạp thành viên mới sẽ là một trong những nội dung quan trọng.

Không chỉ là quan điểm của giới tinh hoa chính trị, gia nhập NATO đang là mối quan tâm của công chúng. Hiện tỷ lệ ủng hộ gia nhập NATO tại Phần Lan tăng 40%, tại Thụy Điển tăng 6% trong vòng 1 tháng gần đây.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.

Gia nhập NATO hay không đang là vấn đề rất được quan tâm ở đất nước 6 triệu dân, có 70 năm kinh nghiệm về chính sách trung lập như Phần Lan. Trên thực tế, họ đang hòa bình, thịnh vượng. Nhưng bà Sanna Marin, nữ Thủ tướng 36 tuổi của Phần Lan nói rằng: “Mọi thứ đã thay đổi khi Nga tấn công Ukraine”.

Phần Lan có đường biên giới 1.300km với Nga, nếu kế hoạch gia nhập NATO của nước này thông suốt, thì Nga sẽ lại có thêm một kẻ thù ngay bên cạnh. Trong khi đó, Thụy Điển lại là quốc gia tiếp giáp lớn nhất với biển Baltic, vùng không gian rất quan trọng với kinh tế lẫn quốc phòng của Nga.

Từ năm 1997 đến nay, tốc độ mở rộng của NATO khá nhanh từ Bắc Âu đến Nam Âu, tạo thành vòng cung ôm trọn bờ Tây nước Nga. Cuộc tấn công quân sự vào Ukraine bắt đầu từ tháng 4 năm nay có thể là cột mốc tiếp theo đánh dấu sự mở rộng chưa có giới hạn của trào lưu liên kết quốc phòng, an ninh ở phương Tây.

NATO mở rộng đáng kể sau 20 năm Putin trở thành chính trị gia hàng đầu ở Nga!

NATO mở rộng đáng kể sau 20 năm Putin trở thành chính trị gia hàng đầu ở Nga!

Từ 12 thành viên sáng lập, NATO hiện nay có 30 thành viên. Từ sau chiến tranh lạnh đến nay, khối này không ngần ngại kết nạp cả những thành viên khối Warsaw đã giải thể (Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Séc). Nga xem đó là hành động khiêu khích.

Cuộc chiến ở Gruzia năm 2008 hay sáp nhập Crimea năm 2014, và tấn công Ukraine chỉ là một trong những hệ quả nhãn tiền khi Nga phản ứng vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia. Trong 2 thập kỷ Putin xuất hiện và trở thành chính trị gia hàng đầu xứ sở bạch dương đã có 14 nước từng trong tầm ảnh hưởng của Nga lần lượt ngả về NATO.

Giờ đây, đối với Putin, việc Ukraine gia nhập NATO đã là giới hạn chịu đựng. trên thực tế, Nga đã đề xuất 8 “gạch đầu dòng” về an ninh với phương Tây, trong đó có điều kiện không được mở rộng NATO về phía Đông. Nhưng không được đáp lại thỏa đáng!

Tuy nhiên, hàng loạt quốc gia lựa chọn rời xa ảnh hưởng Nga còn nói lên nhiều thứ, hẳn nhiên họ không an tâm với nước Nga dưới thời Putin, ngày càng khu biệt với châu Âu. Tham vọng phục hồi vị thế cường quốc của Nga khiến châu Âu lo sợ; hoặc, có thể “giá trị Nga” không đủ sức thuyết phục để níu giữ đồng minh quá khứ.

Sự sụp đổ của Liên Xô đồng nghĩa với sự cáo chung của một mô hình chính trị, an ninh, kinh tế từng rất thịnh vượng. Phương Tây là bên thắng cuộc, lẽ dĩ nhiên, các nước Châu Âu đã chọn đứng về phía thượng phong. Cố Thủ tướng Anh, Churchill từng nói: “Không có kẻ thù vĩnh viễn, chẳng có đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn” là vậy.

Một châu Âu đoàn kết, một NATO ngày càng nhiều thành viên là điều mà Putin không hề muốn đối diện. Đây là tác dụng phụ rất tai hại, chẳng những đẩy Nga vào thế phản ứng quyết liệt mà còn tiềm ẩn phản lực với Châu Âu.

Có thể bạn quan tâm

  • Putin ém quân ở Donbass, NATO vội vã tiếp sức

    Putin ém quân ở Donbass, NATO vội vã tiếp sức

    11:39, 19/04/2022

  • NATO ứng phó thế nào với Trung Quốc?

    NATO ứng phó thế nào với Trung Quốc?

    04:22, 13/04/2022

  • Vì sao NATO nhắm đến Trung Quốc?

    Vì sao NATO nhắm đến Trung Quốc?

    11:05, 08/04/2022

  • NATO 2.0 đã ra đời ở châu Âu?

    NATO 2.0 đã ra đời ở châu Âu?

    03:00, 24/03/2022

  • NATO trên đường đến tan rã

    NATO trên đường đến tan rã

    10:44, 30/10/2021

TRƯƠNG KHẮC TRÀ