Xuất phát từ chiến sự Nga - Ukraine, các nước phương Tây càng nhận thấy rõ ràng hơn mối đe dọa từ Trung Quốc.
>>Putin sai lầm, giúp đối thủ mạnh lên!
Mạng lưới quyền lực phương Tây, trong đó chủ chốt là Mỹ và châu Âu đang tăng cường vây hãm Nga và Trung Quốc. Tiết lộ mới đây của Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg cho biết khối này đã lên chương trình nghị sự quan trọng về Trung Quốc.
Thực tế, rất nhiều chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương đều coi Trung Quốc là mục tiêu “tìm diệt” nhưng xem ra lý do này chưa hoàn toàn cụ thể. Và, kể từ khi xung đột Nga - Ukraine xảy ra thì phương Tây nhận rõ “tầm quan trọng của Bắc Kinh”.
Dù Trung Quốc chưa đưa ra bất cứ bình luận nào tỏ rõ lập trường ủng hộ Nga, tuy nhiên, với những gì đang làm, cường quốc châu Á đã gián tiếp tạo ảnh hưởng ở Đông Âu.
Phương Tây quyết tâm "bóp nghẹt" kinh tế Nga, nhưng mục tiêu này khó thành công vì Moscow được chống lưng. Trung Quốc đang mua năng lượng, nông sản từ Nga; thông qua Liên minh hoán đổi tiền tệ giúp Putin có lối thoát hiểm quý giá khi bị ngắt khỏi hệ thống SWIFT.
Mỹ và châu Âu còn muốn nhiều hơn thế, cần Bắc Kinh phản đối “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Putin tại Ukraine. Mong muốn này là không thể, bởi vì Nga - Trung có mối quan hệ khăng khít, cùng xem phương Tây là kỳ phùng địch thủ.
Rõ ràng, NATO và châu Âu đã thay đổi quan điểm về an ninh quốc phòng từ sự trỗi dậy của Nga ở phía Đông lục địa. Đồng thời, tầm hoạt động của Trung Quốc cũng lớn dần ở phía Nam châu Âu.
Sáng kiến “Vành đai và Con đường” đạt được nhiều cam kết chiến lược với các nước vùng Bankal. Một mặt, Bắc Kinh ngày càng thân thiết với Trung Đông, mặt khác nhiều công ty Trung Quốc đang sở hữu các dự án hạ tầng quan trọng ở Hy Lạp, đơn cử như cảng biển Piraeus.
Lần lượt, lần lượt từng khoản nợ với Trung Quốc dần lộ ra, lần này là phía Nam châu Âu - những quốc gia “con nợ” từng là nơi rất phát triển như Italy, Mongtenegro, Serbia, Macedonia,…
Montenegro vay từ Trung Quốc 809 triệu EUR để trang trải 85% chi phí xây 41 km đường cao tốc trong giai đoạn 1 của dự án do Tập đoàn xây dựng cầu đường Trung Quốc (CRBC) thực hiện. Nhưng giai đoạn 1 chưa hoàn thành đã đội vốn lên trên 1 tỷ EUR - chiếm 1/4 GDP của nước này.
Thêm một quốc gia vùng Bankal khác, Serbia đã vay 5,5 tỉ EUR của Trung Quốc để xây cầu, đường và tuyến đường sắt trong khuôn khổ “Vành đai và Con đường”. Trong khi nợ nước ngoài của Serbia đang ở mức gần 70% GDP.
Mục tiêu của Trung Quốc là các nước có quy mô nền kinh tế nhỏ và vừa, cần vốn đầu tư để chống tụt hậu, những con nợ của Trung Quốc bố trí rải rác khắp các lục địa, những nơi mà Mỹ dường như lãng quên.
Về lâu dài, mối đe dọa từ Trung Quốc lớn hơn Nga, vì Trung Quốc sở hữu nền kinh tế mạnh, nắm trong tay rất nhiều tập đoàn đa quốc gia; sức ảnh hưởng từ “bẫy nợ” đã phủ bóng trên phạm vi rất rộng.
Có thể bạn quan tâm