Thế khó của EU khi cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga

CẨM ANH 04/05/2022 14:21

Mặc dù Liên minh Châu Âu (EU) đã chuẩn bị cho vòng trừng phạt mới với Nga, nhưng các nước thành viên vẫn đang chia rẽ về lệnh cấm nhập khẩu dầu.

>>“Gót chân Asin” của dầu mỏ

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen có bài phát biểu trong cuộc tranh luận về những hậu quả kinh tế và xã hội đối với EU trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine, vào ngày 4 tháng 5, tại Nghị viện châu Âu

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu trong cuộc họp tại Nghị viện châu Âu. CNN

Theo thông tin đăng tải trên AFP, một số quan chức EU và các nhà ngoại giao châu Âu tại Brussels nói rằng có sự chia rẽ trong kế hoạch cấm vận dầu mỏ Nga. Cụ thể, Ủy ban châu Âu đề xuất cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga theo từng giai đoạn trong vòng 6 đến 8 tháng, nhưng Hungary và Slovakia - những nước phụ thuộc nhiều nhất vào dầu mỏ của Nga trong khối EU - được phép kéo dài thêm vài tháng.

Slovakia, quốc gia gần như phụ thuộc 100% vào nguồn dầu thô của Nga, cung cấp qua đường ống Druzbha cho biết họ sẽ cần vài năm để thực hiện điều này. Nhà máy lọc dầu của Slovakia được thiết kế để hoạt động với dầu Nga và sẽ cần được đại tu hoặc thay thế toàn diện để xử lý dầu nhập từ nơi khác, một quá trình tốn kém và kéo dài.

Nhiều khả năng, Bulgaria và Cộng hòa Czech cũng có thể tìm cách không tham gia gói biện pháp trừng phạt này của EU đối với Nga. Điều này làm gia tăng lo ngại nếu EU đồng thuận cho các trường hợp miễn trừ phụ thuộc nhiều vào dầu Nga có thể gây hiệu ứng lan truyền, khiến các nước khác cũng muốn được miễn trừ và do đó làm suy yếu lệnh cấm vận này. Trước đó, Áo đã bác bỏ các biện pháp trừng phạt đối với nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga.

Trên Twitter cá nhân, bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết: “Cuối cùng, chúng tôi đề xuất một lệnh cấm đối với dầu của Nga. Mặc dù điều này không dễ dàng, nhưng chúng tôi sẽ đảm bảo rằng việc giảm phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ của Nga sẽ được tiến hành một cách có trật tự để tối đa hóa sức ép đối với Nga, đồng thời giảm thiểu tác động đến các nền kinh tế của khối”.

>>Vai trò dầu mỏ với chiến sự Nga - Ukraine

Theo Ủy viên Năng lượng của EU Kadri Simson, yêu cầu của Nga về việc thanh toán các hợp đồng dầu mỏ bằng đồng Rúp là một nỗ lực nhằm chia rẽ EU. Đồng thời, ông Simson cho biết thêm, các bộ trưởng năng lượng trong khối cũng sẽ thảo luận về các kế hoạch dự phòng cho những cú sốc về nguồn cung khí đốt.

Theo các nhà phân tích, việc cắt nguồn cung dầu mỏ của Nga ngay lập tức sẽ đẩy các nước, trong đó có Đức, vào suy thoái kinh tế vì EU sẽ phải yêu cầu các biện pháp khẩn cấp như đóng cửa nhà máy để đối phó, gây thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế.

Nếu được thông qua, đây sẽ là gói trừng phạt thứ 6 của EU nhằm vào Nga từ khi Moskva mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi cuối tháng 2 vừa qua. Ukraine cho rằng xuất khẩu năng lượng của Nga sang châu Âu đến nay phần lớn vẫn được miễn các lệnh trừng phạt quốc tế và đây là nguồn tiền chính hỗ trợ chiến dịch quân sự của Moskva.

Có thể bạn quan tâm

  • “Gót chân Asin” của dầu mỏ

    “Gót chân Asin” của dầu mỏ

    08:00, 09/04/2022

  • Vai trò dầu mỏ với chiến sự Nga - Ukraine

    Vai trò dầu mỏ với chiến sự Nga - Ukraine

    05:12, 23/03/2022

  • Các “gã khổng lồ” dầu mỏ đang kiếm bộn tiền!

    Các “gã khổng lồ” dầu mỏ đang kiếm bộn tiền!

    04:00, 22/03/2022

  • Thị trường dầu mỏ đứng trước khủng hoảng nguồn cung lớn nhất trong nhiều thập kỷ

    Thị trường dầu mỏ đứng trước khủng hoảng nguồn cung lớn nhất trong nhiều thập kỷ

    05:15, 17/03/2022

CẨM ANH