Các “gã khổng lồ” dầu mỏ đang kiếm bộn tiền!

Diendandoanhnghiep.vn Khi giá dầu thô tăng, các công ty dầu mỏ đang kiếm bộn tiền. Nhưng, chính quyền các nước cũng đang tìm cách áp đặt thuế lợi tức.

>>>Giá dầu "bỏng tay", Châu Á “mắc kẹt”

Các “gã khổng lồ” dầu khí từ Ả Rập Xê-Út cho đến Mỹ và phương Tây đang có một năm tăng trưởng mạnh mẽ khi được hưởng lợi từ giá dầu thô ở mức cao kỷ lục.

Các “gã khổng lồ” dầu khí của Ả Rập Xê-Út, Mỹ và phương Tây đang kiếm bộn tiền từ giá dầu tăng.

Các “gã khổng lồ” dầu khí từ Ả Rập Xê-Út cho đến Mỹ và phương Tây đang kiếm bộn tiền từ giá dầu tăng.

ExxonMobil đã kiếm được 23 tỷ USD lợi nhuận vào năm 2021, mức lợi nhuận lớn nhất trong vòng 7 năm. Và khi giá dầu tăng, họ dự kiến sẽ kiếm được gần 33 tỷ USD trong năm nay. Ít hơn một chút là BP, công ty dầu khí lớn nhất của Anh, kiếm được 12,8 tỷ USD vào năm 2021 và được dự báo sẽ kiếm được 15,6 tỷ USD vào năm 2022.

Trong khi đó, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, Saudi Aramco, cũng đã thu về lợi nhuận khủng trong bối cảnh giá cả tăng vọt. “Gã khổng lồ” của Ả Rập Xê-Út đã kiếm được 110 tỷ USD vào năm ngoái - cao hơn gấp đôi năm 2020. Đây là khoản lợi nhuận lớn nhất mà Aramco đạt được kể từ khi niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm 2019. 

Thu nhập bội thu báo hiệu rằng Saudi Aramco đang hướng tới một năm sinh lợi hơn nữa sau những nỗ lực của phương Tây nhằm tránh xa nguồn cung dầu của Nga, các nhà phân tích dự đoán lợi nhuận có thể đạt 139 tỷ USD trong năm 2022. 

Chính mức tăng trưởng thu nhập khổng lồ này, đã thúc đẩy cuộc thảo luận ở cả hai bờ Đại Tây Dương về nhu cầu đánh thuế lợi tức đối với “Big Oil”. Những khoản thuế đó có thể cung cấp hỗ trợ tài chính trực tiếp cho những người tiêu dùng đang gặp khó khăn với chi phí năng lượng đang cao đến chóng mặt. 

Cả Mỹ và Vương quốc Anh đều đã áp đặt thuế lợi tức trong quá khứ với sự ủng hộ rộng rãi về mặt chính trị. Nhưng lần này, sự ủng hộ hầu như chỉ giới hạn ở các đảng tự do ở cả hai quốc gia.

Tuy nhiên, Thủ tướng Anh, Boris Johnson đã phản đối ý tưởng này. Vương quốc Anh dự kiến sẽ đưa ra các kế hoạch để giúp người dân đối phó với chi phí năng lượng gia tăng vào tuần trước. Một gói hỗ trợ lên đến 9 tỷ bảng Anh, có thể sẽ được đưa ra nhằm giảm thiểu hóa đơn năng lượng của các hộ gia đình.

>>>Giá dầu leo cao có thể tác động đến suy thoái kinh tế

>>>Khủng hoảng Nga-Ukraine và nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu

Còn tại Washington, những người ủng hộ đảng Dân chủ về việc áp thuế lợi tức thuận lợi cho rằng đó là cách công bằng duy nhất để giúp những người đang gặp khó khăn khi hóa đơn năng lượng đang cao chót vót.

Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, một trong 12 nhà ủng hộ biện pháp này cho biết: “Chúng ta cần hạn chế sự trục lợi của Big Oil và cứu trợ cho người Mỹ tại các trạm xăng. Điều đó phải bắt đầu bằng việc các tập đoàn này phải bỏ ra một phần trong các khoản lợi tức mà họ đã thu được”.

Tại Mỹ, có một dự luật sẽ đánh thuế lợi nhuận mà các công ty Big Oil kiếm được. Nhưng, điều đó giả định khi giá dầu trung bình là 120 USD một thùng. Trên thực tế, giá dầu đã tăng vượt qua mức đó hai tuần trước nhưng sau đó đã giảm trở lại.

Deirdre Michie, Giám đốc điều hành của Offshore Energies UK, lập luận rằng lợi nhuận thu được sẽ khiến các công ty dầu mỏ cắt giảm thêm đầu tư vào sản xuất dầu, "ngay khi chúng ta cần nguồn cung cấp dầu và khí đốt nhất, thì các công ty dầu mỏ lại không sẵn sàng đầu tư vào sản xuất”.

Triển vọng nguồn cung kém và giá cao đã khiến Cơ quan Năng lượng Quốc tế vạch ra các cách cắt giảm năng lượng.

Triển vọng nguồn cung kém và giá cao đã khiến Cơ quan Năng lượng Quốc tế vạch ra các cách cắt giảm năng lượng.

Trong số các “gã khổng lồ” dầu mỏ trên thế giới, duy nhất có Saudi Aramco là tuyên bố sẽ tăng chi tiêu của chính mình vào sản xuất dầu, trong một động thái giúp giảm bớt một số áp lực về giá. 

Giám đốc điều hành Amin Nasser cho biết nhiều năm đầu tư ít vào sản xuất dầu đang đe dọa an ninh năng lượng vì tiêu thụ dầu ngày càng tăng và làm cạn kiệt hàng tồn kho. “Chúng tôi nhận thấy nhu cầu dầu tốt. Thật không may, công suất dự phòng toàn cầu đang bị thu hẹp, kết hợp với hàng tồn kho thấp và thiếu đầu tư”, Amin Nasser cho biết.

Bên cạnh đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã kêu gọi từ đi chung xe đến giới hạn tốc độ thấp hơn và giao thông công cộng rẻ hơn trên khắp thế giới, trong một nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ và đồng thời có thể gây ra tổn hại cho nền kinh tế của Nga

Tuy nhiên, những nỗ lực để cắt đứt dầu khí của Nga có thể sẽ rơi vào tay Saudi Aramco và các công ty dầu mỏ khác. Saudi Aramco hiện tại đang được định giá 1,7 nghìn tỷ bảng Anh, vượt lên trên cả Microsoft.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Các “gã khổng lồ” dầu mỏ đang kiếm bộn tiền! tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711709670 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711709670 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10