"Cuộc chiến" dầu khí leo thang, bản đồ năng lượng sẽ được vẽ lại?
Bản đồ năng lượng toàn cầu có thể sẽ được vẽ lại khi Liên minh Châu Âu (EU) tìm cách thoát phụ thuộc vào dầu khí của Nga; còn Nga giảm giá dầu khí đến mức thấp nhất để hút khách hàng mới…
>> EU xoay xở giải “bài toán khí đốt”
Hội nghị Khí đốt toàn cầu (WCG 2022) và Diễn đàn Kinh tế thế giới (DAVOS 2022) đã phát đi tiếng nói mạnh mẽ để EU thoát khỏi năng lượng Nga.
Nga toan tính gì?
Giá khí đốt phổ thông của Nga thuộc hàng rẻ nhất thế giới, chỉ khoảng 0,11 USD/m3. Ngành công nghiệp khí đốt khắp nơi đang đối mặt với làn sóng phá giá khi các công ty Nga đang bán khí đốt với giá rẻ hơn 40% so với giá thị trường quốc tế. Động thái này được xem là giành giật khách hàng.
Trong khi đó, các nước EU chật vật tìm nguồn cung thay thế để đồng loạt cấm vận năng lượng Nga. Hội nghị WCG 2022 đang diễn ra ở Hàn Quốc, đã thảo luận về tương lai ngành khí đốt, tìm cách tháo gỡ nguy cơ khủng hoảng thiếu năng lượng khi chiến sự Nga- Ukraine kéo dài.
Như vậy, nỗ lực giảm giá khí đốt đến mức thấp nhất là toan tính dài hơi của ông Putin nhằm đối phó với Mỹ và phương Tây. Điều này chắc chắn sẽ làm giảm nguồn thu xuất khẩu của Nga, dù xuất khẩu năng lượng của Nga đang là nguồn thu chủ yếu cho chi tiêu quốc nội, duy trì cuộc chiến ở Ukraine.
>> Châu Âu có thể chống đỡ trong cuộc chiến khí đốt với Nga?
Vòng xoáy cạnh tranh mới
Nga giảm giá khí đốt ngay lập tức gây sức ép lên Iran. Lãnh đạo Liên minh các nhà xuất khẩu dầu của Iran nói: “Bình thường, chúng tôi bán khí đốt cho Pakistan và Afghanistan với giá 600 - 700 USD/tấn, nhưng bây giờ họ chỉ mua với giá 450 USD/tấn”.
Các nước sản xuất khí đốt có tầm cỡ ở Nam Á cũng chịu ảnh hưởng từ Nga, bởi vì rất có thể những khách hàng truyền thống sẽ bị Nga chiếm lấy. Trên thực tế, Trung Quốc và Ấn Độ là những đối tác sẵn sàng tiếp đón những con tàu dầu khí khổng lồ từ Nga, dĩ nhiên với cái giá rất hời để bù lại rủi ro trừng phạt từ Mỹ và phương Tây.
Để dự báo giá năng lượng toàn cầu, trước tiên hãy xem ai là khách hàng dũng cảm dám mua dầu thô và khí đốt Nga?, câu trả lời là rất ít quốc gia, ngoài hai cường quốc Châu Á. Trên thực tế, Trung Quốc, Ấn Độ chủ yếu mua dầu khí của Nga để tăng dự trữ, đảm bảo an ninh năng lượng cho nền kinh tế ngốn dầu thô nhiều nhất thế giới.
Trong khi đó, phần còn lại là các nước nhỏ sợ “vạ lây” nếu Mỹ và phương Tây “chụp mũ” hành động này có ý nghĩa tương đương “tiếp tay” cho Nga thực hiện chiến sự ở Ukraine, nên sẽ rất thận trọng xem xét mua dầu khí của Nga.
Châu Âu có vẻ tiến thêm nấc thang mới sau thông điệp mạnh mẽ của Hội nghị WCG 2022; đồng thời Tây Ban Nha đang cố gắng trở thành nhà cung cấp khí đốt cho toàn châu lục.
“Tây Ban Nha và Nam Âu sẽ có cơ hội đưa ra câu trả lời cho sự phụ thuộc của EU vào năng lượng hóa thạch của Nga”- Thủ tướng Tây Ban Nha, Pedro Sanchez phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Davos 2022.
Có thể bạn quan tâm
“Đông tiến” sẽ là mục tiêu chiến lược của dầu và khí đốt Nga?
05:10, 21/04/2022
Châu Âu sẽ ra sao nếu không thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp?
05:00, 03/04/2022
Mỹ ra kế hoạch mới “ghìm cương” giá khí đốt
13:00, 31/03/2022
G7 không đồng ý thanh toán khí đốt bằng Rúp cho Nga
15:24, 29/03/2022
Yêu cầu thanh toán khí đốt bằng Rúp, các quốc gia triển khai như thế nào?
09:45, 29/03/2022