“Đông tiến” sẽ là mục tiêu chiến lược của dầu và khí đốt Nga?

Diendandoanhnghiep.vn Đó cũng là tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin trong việc “Nga phải thực hiện đa dạng hóa xuất khẩu năng lượng, nhằm giảm nguy cơ bị tổn thương trước các lệnh trừng phạt của phương Tây”.

>>>Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine chính thức bắt đầu

"Lạnh nhạt" Nga - EU

Trên thực tế, việc xuất khẩu năng lượng của nước này đang gặp phải rất nhiều vấn đề nghiêm trọng do các lệnh trừng phạt quốc tế. Về lâu dài, Nga sẽ buộc phải tìm cách phát triển "mối quan hệ ổn định với các đối tác có thể dự đoán được và tuân thủ lời nói của họ, coi trọng danh tiếng kinh doanh và hiểu rõ hậu quả của các quyết định", như lời ông Putin đã từng nói.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu về chiến lược năng lượng mới của Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu về chiến lược năng lượng mới của Nga.

EU, Mỹ, Nhật Bản và các nước khác đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp trả cuộc chiến của nước này tại Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Những biện pháp này gây khó khăn hơn cho việc cung cấp tài chính và vận chuyển xuất khẩu năng lượng của Nga.

Mặc dù EU đang phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng của Nga. Nhưng, châu Âu cũng là thị trường xuất khẩu khí đốt chính của Nga, cùng với Đức, Ý và Pháp chiếm gần 36% tổng lượng khí đốt xuất khẩu của Nga vào năm 2020. Điều đó mang lại cho châu lục này đòn bẩy đáng kể từ phía cầu.

Và cũng chính vì phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng của Nga, đã khiến EU “lừng khừng” trong việc trực tiếp cấm nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga. Tuy nhiên, khối 27 quốc gia gần đây đã cấm nhập khẩu than của Nga và nói rằng họ cũng sẽ "đẩy nhanh hơn nữa sự phụ thuộc vào dầu của Nga”.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo các lệnh trừng phạt của châu Âu sẽ cắt giảm cả hai chiều và có thể “bóp chết” châu Âu ở mức độ nghiêm trọng hơn, nơi dự trữ khí đốt vốn đã rất thấp cho mùa đông.

Bên cạnh đó, các nhà phân tích tại ING cho biết: “Sẽ rất khó để châu Âu chịu được các lệnh trừng phạt cắt đứt nguồn cung cấp khí đốt của Nga, hoặc ít nhất là một phần lớn trong số các dòng chảy này”.

>>>Các công ty Trung Quốc “lặng lẽ” thu gom dầu rẻ của Nga

>>>Giá dầu "bỏng tay", Châu Á “mắc kẹt”

Và chiến lược năng lượng mới của Nga?

Về lý thuyết, châu Âu đang muốn phá vỡ sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, trong khi Nga cũng muốn đa dạng hóa thị trường năng lượng của họ, nhằm giảm nguy cơ bị tổn thương trước các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Nga sẽ tiếp tục bắt tay Trung Quốc trong thời điểm tới?

Nga sẽ tiếp tục bắt tay Trung Quốc trong thời điểm tới?

Mới đây, Tổng thống Nga Putin cho rằng, về lâu dài điều này sẽ buộc Nga phải xây dựng các đường ống dẫn dầu và khí đốt mới để tăng xuất khẩu sang các thị trường ở phía Đông. Đồng thời, Nga cũng sẽ tăng cường xuất khẩu năng lượng sang châu Phi và châu Mỹ Latinh, cùng với đó là việc thúc đẩy nhu cầu dầu khí trong nước bằng cách đầu tư vào các nhà máy xử lý khí đốt và sản xuất hóa dầu.

Trước đó, Nga đã đồng ý một hợp đồng 30 năm cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua một đường ống mới và sẽ thanh toán việc bán khí đốt mới bằng đồng euro, củng cố một liên minh năng lượng với Bắc Kinh trong bối cảnh Moscow căng thẳng quan hệ với phương Tây về vấn đề Ukraine và các vấn đề khác.

Khí đốt có thể đến từ các mỏ ngoài khơi Sakhalin của Nga, bao gồm cả Yuzhno-Kirinskoye, nơi bị Washington áp đặt lệnh trừng phạt vào năm 2015 vì vai trò của Moscow trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Ngoài việc xây dựng các đường ống mới tới phía Đông, nước Nga có thể sẽ mở rộng năng lực của các cảng phía đông và phía bắc, cũng như phát triển tuyến đường biển phía Bắc ở Bắc Cực của Nga. Trong đó, đường ống dẫn khí đốt Power of Siberia sẽ được kết nối với tuyến Sakhalin-Khabarovsk-Vladivostok để tăng cường hơn nữa nguồn cung hỗ trợ cho Trung Quốc theo hợp đồng cung cấp gần đây được ký với China National Petroleum Corp.

Các kế hoạch chi tiết cho cơ sở hạ tầng mới dự kiến sẽ sẵn sàng vào ngày 1 tháng 6, trong khi chiến lược năng lượng mới của Nga sẽ được hoàn thiện vào giữa tháng 9.

đường ống dẫn khí đốt Power of Siberia sẽ được kết nối với tuyến Sakhalin-Khabarovsk-Vladivostok để tăng cường hơn nữa nguồn cung hỗ trợ cho Trung Quốc.

Đường ống dẫn khí đốt Power of Siberia sẽ tăng cường hơn nữa nguồn cung cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, dù Nga đã đạt được một số thành công trong việc xuất khẩu nhiều dầu và khí đốt hơn sang Trung Quốc và các nước châu Á khác trong những năm gần đây, nhưng doanh thu từ các thỏa thuận này không thể bù đắp được doanh số từ thị trường châu Âu, nếu mọi thứ đổ bể.

Ngay cả khi EU không trực tiếp hạn chế nhập khẩu dầu của Nga, các công ty lớn trong ngành như Shell và BP đã quyết định rời khỏi nước này và ngừng mua dầu của họ. Điều đó đã làm gián đoạn dòng chảy thương mại bình thường và buộc các nhà sản xuất Nga phải giảm giá rất lớn để tìm người mua mới.

Chưa hết, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Nga có thể buộc phải đóng cửa sản xuất tới 3 triệu thùng/ngày vào tháng Năm do hết khả năng lưu trữ. Và ngoài việc tiếp tục giảm giá sâu, nước này dường như sẽ có ít lựa chọn để tạm dừng hoặc đảo ngược đà trượt giá trong thời gian tới.

Không biết với chiến lược năng lượng mới của mình, nước Nga có thể ứng phó được đòn trừng phạt từ Mỹ và các đồng minh phương Tây?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Đông tiến” sẽ là mục tiêu chiến lược của dầu và khí đốt Nga? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714157019 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714157019 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10