Căng thẳng Nga - Ukraine làm giảm tăng trưởng khu vực châu Âu

Diendandoanhnghiep.vn Cuộc xung đột quân sự tại Ukraine và các lệnh trừng phạt chống lại Nga của EU có thể khiến tăng trưởng của châu Âu giảm mạnh.

>> Châu Âu sẽ ra sao nếu không thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp?

Dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Âu sẽ giảm mạnh do căng thẳng Nga-Ukraine

Dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Âu sẽ giảm mạnh do căng thẳng Nga-Ukraine

Tại cuộc họp báo bên lề cuộc họp Bộ trưởng Tài chính 19 quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu, Ủy viên châu Âu phụ trách kinh tế Paolo Gentiloni thừa nhận tác động của tình trạng xung đột này đến nền kinh tế châu Âu khiến kinh tế châu Âu không đạt được mức tăng trưởng như dự báo trước đây.

Tuy nhiên, ông cho rằng còn quá sớm để đưa ra một ước tính định lượng. Theo ông, mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có thể đạt 4% trong năm 2022 trong khu vực đồng euro. 

Theo ông Gentiloni, bức tranh chung không phải là suy thoái sắp tới, khi ông  dựa vào "mức tăng trưởng rất giảm" vào thời điểm EU đang chuẩn bị một loạt biện pháp trừng phạt thứ năm đối với Nga, có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực năng lượng và làm trầm trọng thêm tác động của cuộc xung đột đối với người châu Âu.

Bên cạnh đó, Ủy viên kinh tế châu Âu nêu rõ mức tăng trưởng kỷ lục trong năm vừa qua sẽ giữ cho toàn khối ở vị trí tích cực trong cả năm 2022, đồng thời nhấn mạnh quyết tâm của người dân châu Âu gánh chịu cái giá của các biện pháp chống lại Moskva.

Một số chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo, suy thoái kinh tế do chiến sự ở Ukraine sẽ ảnh hưởng nặng nề đến các nước Liên minh châu Âu do các lệnh trừng phạt với Nga. Trong một cuộc họp trực tuyến giữa các bộ trưởng tài chính EU vào tuần trước, Italy cho biết họ dự kiến sẽ cắt giảm tăng trưởng khoảng 0,7 điểm phần trăm do cắt giảm các hoạt động thương mại với Nga và lạm phát. Đảo Síp, quốc gia phụ thuộc vào du lịch cũng có khả năng mất một phần lớn doanh thu, vì người Nga chiếm 1/5 lượng du khách đến nơi này.

Barclays cũng đã hạ dự báo tăng trưởng của khu vực này xuống 3,5% trong năm nay, so với 4,1% trong dự báo tháng trước. "Giá hàng hóa tăng cao cùng tâm lý ngại rủi ro trên thị trường tài chính là các kênh lây lan chính, ám chỉ một cú sốc toàn cầu, trong đó châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nhất", Barclays nhận xét. JPMorgan cũng rút lại gần như hoàn toàn số điểm phần trăm dự báo tăng trưởng của châu Âu năm nay và dự báo tăng trưởng GDP của khu vực này là 3,2% cả năm, song quý II là "0".

Năng lượng là lĩnh vực chịu tác động nặng nề do liên quan đến sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn cung khí đốt của Nga. EU chiếm khoảng 40% tổng lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga, trong đó Đức, Italy và nhiều nước Trung Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung này. Khoảng 25% nguồn dầu mỏ cho châu Âu cũng đến từ Nga. Vì vậy bất kỳ cú sốc nào về nguồn cung cũng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

>> Nước Nga là gì nếu ông Putin đánh bại Ukraine?

Năng lượng là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn nhất từ căng thẳng Nga-Ukraine

Năng lượng là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn nhất từ căng thẳng Nga-Ukraine

Các tác động khác cũng có thể được cảm nhận thông qua các hoạt động thương mại. Mặc dù giao dịch thương mại với Nga chiếm một phần nhỏ trong tổng kim ngạch thương mại với EU, nhưng quốc gia này cung cấp một lượng lớn nguyên liệu thô cho khối và sự gián đoạn có thể  phá vỡ chuỗi cung ứng. Gỗ Nga chiếm một nửa sản lượng nhập khẩu của Phần Lan, trong khi palađi - nguyên liệu Moscow kiểm soát 40% sản lượng toàn cầu - là nguyên liệu đầu vào chính cho ngành sản xuất ô tô tại Đức và Ý.

Một mặt hàng quan trọng khác là lúa mì. Hiện nay Nga và Ukraine lần lượt là nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ nhất và thứ năm trên toàn thế giới, tuy nhiên, cuộc chiến tại Ukraine đã đẩy giá lúa mì tăng lên mức cao nhất trong 14 năm do lo ngại về nguồn cung toàn cầu.

Một trong những yếu tố đáng lo ngại là lạm phát cũng có khả năng tăng trong thời gian tới và duy trì ở mức cao hơn dự kiến trong thời gian dài. Những áp lực đó đã buộc ECB thông báo đẩy nhanh tiến trình cắt giảm chương trình mua trái phiếu của họ. Xung đột ở Ukraine đã khiến lạm phát của khu vực đồng euro tăng vọt lên mức kỷ lục 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng Ba và niềm tin của người tiêu dùng giảm mạnh.

Chuyên gia Subran từ Allianz cho biết: "Vào thời điểm hiện tại, một cuộc suy thoái kinh tế tại khu vực EU sẽ chưa xảy ra. Tuy nhiên, nếu căng thẳng xung đột kéo dài hoàn toàn có khả năng tạo ra lạm phát giá nhiên liệu và lương thực trong khu vực một cách nhanh chóng".

 

 
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Căng thẳng Nga - Ukraine làm giảm tăng trưởng khu vực châu Âu tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714380445 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714380445 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10