EU chuyển đổi năng lượng tái tạo như thế nào?
Trong bối cảnh chiến sự Nga-Ukraine leo thang và phải tìm cách giảm phụ thuộc dầu khí của Nga, 19 quốc gia thành viên EU đang có tham vọng đặt ra kế hoạch thúc đẩy năng lượng tái tạo.
>> EU cấm vận dầu mỏ, Nga sẽ chấm dứt chiến sự ở Ukraine?
Theo một báo cáo mới từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch của một nhóm nghiên cứu độc lập tại Phần Lan, Ember, và một tổ chức tư vấn về năng lượng của Anh, 19 trong số 27 quốc gia thành viên trong khối EU đã công bố các kế hoạch trung hạn đầy tham vọng để đối phó với chiến sự Nga- Ukraine và giá nhiên liệu tăng cao.
Thay vì cung cấp 55% điện năng từ năng lượng tái tạo như kế hoạch trước đây, các nước EU hiện đặt mục tiêu đạt được 63% thị phần vào năm 2030. Tính đến tháng 1/2022, EU đang cung cấp 22% năng lượng từ năng lượng tái tạo.
“Việc chuyển đổi năng lượng không chỉ là một vấn đề liên quan đến khí hậu mà còn là một trong những đảm bảo cung cấp năng lượng ổn định cho các hộ gia đình và doanh nghiệp tại châu Âu. Điều này có thể thấy rõ đối với các nhà nhập khẩu nhiên liệu lớn nhất như Đức, Ý và Hà Lan đang phát triển mạnh năng lượng về gió và mặt trời, trong khi Pháp trợ cấp vật liệu cách nhiệt cho nhà ở, và những nước khác tăng cường lắp đặt máy bơm nhiệt công nghiệp và vận chuyển bằng điện. Ngoài ra, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Áo và Đan Mạch cũng đang tích lũy phần lớn nguồn điện từ năng lượng tái tạo vào năm 2030", báo cáo nêu rõ.
Theo báo cáo, nước Đức, nhà nhập khẩu dầu và khí đốt lớn nhất từ Nga, hiện đang có kế hoạch tích lũy 80% điện năng từ năng lượng tái tạo vào năm 2030, cao hơn so với mức 62% mà nước này đã công bố trước đó. Ý, Ireland và Hy Lạp đều đang chiếm tới 70% thị phần năng lượng tái tạo trong sản xuất điện.
EU đã cam kết giảm 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2050. Hungary, Ba Lan và Slovakia, ba quốc gia có thị phần năng lượng tái tạo thấp nhất, đã không cập nhật kế hoạch của họ kể từ năm 2019.
Báo cáo được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Hungary đàm phán về việc miễn trừ lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga từ EU. Lệnh cấm vận dầu mỏ là một phần trong lệnh trừng phạt mới của EU chống lại Nga trong cuộc chiến với Ukraine, bao gồm khoảng 90% lượng dầu nhập khẩu của Nga.
Ba Lan đã đồng ý với lệnh cấm vận và sẽ ngừng nhập khẩu dầu của Nga, nhưng nước này vẫn đang có kế hoạch tích lũy 67% điện năng từ nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030, do nước này phụ thuộc nhiều vào than đá.
Có thể bạn quan tâm