Chiến sự Nga - Ukraine và nghịch lý cấm vận

Diendandoanhnghiep.vn Càng lúc chủ nghĩa cường quyền nước lớn càng lấn át phong trào dân chủ trên phạm vi toàn cầu.

Chiến trường Syria

Không ai chịu trách nhiệm cho chiến trường Syria!

>> Chiến sự Nga - Ukraine, thế giới nơm nớp lo cái ăn

Mỹ và phương Tây rất hay rêu rao giá trị dân chủ, thường chọc ngoáy nhân quyền, chính trị bất cứ ở đâu mà họ muốn. Thế nhưng cũng chính họ năm lần bảy lượt đổi trắng thay đen như lật bàn tay!

Mỹ, NATO, dân sự châu Âu lên án và trừng phạt Nga vì tấn công Ukraine - một nước có chủ quyền, độc lập. Thế nhưng cũng chính liên quân Mỹ - NATO xâm chiếm Nam Tư (1999), Iraq (2003), Syria (2018) chẳng thấy ai đặt vấn đề xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, can thiệp thô bạo, phá hỏng tự do dân chủ!

Lý do của tất cả các cuộc chiến trên là “chống khủng bố”, mang lại “giá trị dân chủ mới”. Bây giờ, hãy nhìn vào Trung Đông, chẳng còn thanh bình và kỳ bí như câu chuyện trong “nghìn lẻ một đêm”.

Ồ, chẳng phải người Mỹ đánh dẹp khủng bố? Taliban là ai? Cả Trung Đông đều biết, lực lượng này giờ chễm chệ thống trị đất nước đau khổ Afghanistan. Và Mỹ phủi tay - cũng với lý do trả lại “quyền tự quyết” cho người Hồi giáo.

Nga ủng hộ Donbass ly khai, Mỹ và NATO phùng mang trợn má. Vậy Mỹ từng tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma, thủ lĩnh tinh thần của Tây Tạng, châu Âu trao giải Nobel cho Lưu Hiểu Ba; khẳng khái ủng hộ Đài Loan, công khai hỗ trợ Hồng Kông, là không can thiệp vào nội bộ nước khác?

Washington không ngừng nhắc đến phương án tái thiết hòa bình cho Trung Đông, rồi đột nhiên Tổng thống Trump “cấp sổ đỏ” Jerusalem (vùng đất tranh chấp dữ dội) là thủ đô Israel - chẳng khác gì mồi lửa vào thùng xăng!

Mỹ vừa thuyết phục vừa đe dọa các nước nhỏ phi hạt nhân hóa. Nhưng năm 2018, ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc ký hồi năm 2015.

Cấm vận không mang lại kết cục tốt đẹp

Cấm vận không mang lại kết cục tốt đẹp

Nhắc lại để thấy rằng, thế giới chưa bao giờ có công bằng, bình đẳng và “tự do rộng mở”, mọi diễn biến tuân theo quy tắc lợi ích quốc gia, dân tộc, trong đó luôn tồn tại sự thật nghiệt ngã “cá lớn nuốt cá bé”.

Thiết nghĩ, các nước nhỏ cần nhận thức đúng đắn bản chất quan hệ toàn cầu để ứng xử phù hợp. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi thấy những lá “phiếu trắng” giữa Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, cũng không bất ngờ khi FIFA, UEFA phớt lờ tính phi chính trị, đoàn kết của thể thao.

Hùa với Mỹ, cấm vận Nga chỉ khiến châu Âu thêm rắc rối, không khí yên bình, dân chủ, văn minh thịnh vượng bị đe dọa bởi chiến tranh, mất an ninh năng lượng, lương thực, suy thoái kinh tế.

Chỉ cần “dòng chảy phương Bắc 2” khai thông, “lục địa già” có nguồn khí đốt dồi dào 3,5 USD/m3 chứ không phải với cái giá gấp 10 lần như thế. Nhưng vì sao Bruxelles phải làm thế?

Vì hầu hết thành viên NATO ở châu Âu, tất thảy nghe lệnh Mỹ, họ phải dựa vào liên minh quân sự để bảo đảm an ninh quốc gia, nếu tách riêng ra, có ngày cũng lâm cảnh như Ukraine!

Càng cô lập Nga càng thúc đẩy liên minh nguy hiểm Nga - Trung phát triển, hai quốc gia giàu tham vọng, những khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc bắt gặp nhau như Ý - Đức - Nhật từng gây ra thế chiến II.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến sự Nga - Ukraine và nghịch lý cấm vận tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714173087 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714173087 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10