Nhịp sống thế giới từ ngày 30/5- 4/6
Mỹ và Venezuela đẩy mạnh trao đổi thương mại; OPEC+ tăng sản lượng dầu; Mỹ áp đặt vòng trừng phạt mới với Nga... là những tin đáng chú ý trong tuần này.
>>Nhịp sống thế giới từ ngày 23-28/5
1. Hoạt động thương mại giữa Mỹ và Venezuela khởi sắc
Kim ngạch nhập khẩu lương thực và nông sản Mỹ của Venezuela đang trên đà tăng, khi khu vực tư nhân đang thúc đẩy hoạt động giao thương giữa hai nước bất chấp các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt lên Venezuela. Tổng kim ngạch nhập khẩu thực phẩm và nông sản của Venezuela đạt 2,4 tỷ USD trong năm 2021, tăng 31,2% so với năm 2020.
2. EU thông qua lệnh trừng phạt mới đối với Nga
Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua lần cuối cùng về vòng trừng phạt thứ sáu của khối này đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Gói trừng phạt này bao gồm lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ một phần và loại ngân hàng hàng đầu của Nga là Sberbank khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT... Sự đồng thuận đạt được sau khi Hungary liên tiếp bác bỏ bằng việc đưa ra các yêu sách quốc gia của mình.
3. Australia cân nhắc hạn chế xuất khẩu khí đốt
Australia đang cân nhắc các biện pháp để đảm bảo duy trì đủ lượng khí đốt dành cho thị trường nội địa, không loại trừ việc thắt chặt xuất khẩu và thiết lập một kho dự trữ khí đốt ở bờ biển phía Đông.
4. Mỹ áp đặt vòng trừng phạt tiếp theo đối với Nga
Bộ Tài chính Mỹ thông báo nước này đã áp đặt vòng trừng phạt mới liên quan đến Nga nhằm vào 17 cá nhân, trong đó có ông Sergei Roldugin - một người bạn thân của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Washington cũng áp đặt trừng phạt đối với vợ của ông Roldugin - ca sĩ opera Elena Mirtova, cùng với người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cũng đưa thêm 71 đảng phái ở Nga và Belarus vào “Danh sách Thực thể”, qua đó hạn chế những thực thể này tiếp cận các mặt hàng có xuất xứ từ Mỹ.
>>Nhịp sống thế giới từ 28/3-2/4
5. OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu cao hơn dự kiến
OPEC+ quyết định sẽ tăng sản lượng thêm 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và 8/2022 nhằm kiềm chế giá dầu tăng cao và lạm phát leo thang. Con số này cao hơn nhiều so với mức tăng hàng tháng trước đó là 432.000 thùng/ngày.
6. Lạm phát của Anh cao nhất trong 11 năm
Lạm phát tại Anh trong tháng 5 vừa qua tăng lên mức 2,8%, đánh dấu tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ tháng 7/2011. Theo bà Helen Dickinson, Giám đốc điều hành BRC, biết giá bán lẻ tại Anh tiếp tục tăng khi chi phí hàng hóa, năng lượng và vận tải tiếp tục tăng.
7. Croatia sẽ trở thành thành viên thứ 20 của Eurozone
Một báo cáo được Ủy ban châu Âu thông qua cho biết, Croatia đáp ứng tất cả năm tiêu chí thiết yếu để trở thành thành viên của khu vực đồng euro (Eurozone) từ ngày 1/1/2023. Được biết, Croatia thực sự tuân thủ tất cả các tiêu chí do các hiệp ước châu Âu đưa ra đối với một quốc gia thành viên để có thể sử dụng đồng tiền chung euro.
8. Nhật Bản thúc đẩy sáng kiến “Quốc gia, thành thị, nông thôn kỹ thuật số”
Sáng kiến “Quốc gia, thành thị, nông thôn kỹ thuật số” của Nhật Bản đặt mục tiêu trong năm 2022 có thể tuyển chọn được 20.000 người đảm nhiệm chức vụ “Ủy viên thúc đẩy kỹ thuật số”, có nhiệm vụ hướng dẫn cách sử dụng các phương tiện kỹ thuật cao cho người cao tuổi trên toàn quốc. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng đặt mục tiêu nâng tỷ lệ bao phủ mạng di động tốc độ cao thế hệ thứ 5 (5G) trên tổng dân số năm 2022 đạt 95%, năm 2030 đạt 99%; đến cuối năm 2026 sẽ đào tạo được 2,3 triệu lao động trong lĩnh vực kỹ thuật số cho các địa phương.
9. Israel và UAE ký thoả thuận thương mại tự do
Thoả thuận này bao gồm các lĩnh vực như quy định pháp lý, hải quan, dịch vụ, hoạt động mua sắm của Chính phủ, thương mại điện tử và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Khoảng 96% hàng hoá trao đổi giữa Israel và UAE, trong đó có thực phẩm, nông nghiệp, mỹ phẩm, dược phẩm và thiết bị y tế sẽ được miễn thuế quan. Một số mặt hàng sẽ được miễn thuế ngay lập tức và các mặt hàng còn lại sẽ dần được miễn thuế.
10. "Bong bóng" tăng trưởng ở Trung Quốc
Chính sách "zero- COVID" của Trung Quốc đã tạo ra bong bóng tăng trưởng trong các lĩnh vực y tế, công nghệ và xây dựng. Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu chi trên 52 tỷ USD trong năm nay cho việc xét nghiệm, các cơ sở y tế mới, thiết bị giám sát và các biện pháp chống dịch khác. Theo các nhà phân tích, khoản chi này sẽ làm lợi cho 3.000 công ty.
Có thể bạn quan tâm