Châu Âu nếm "trái đắng" khi cấm vận dầu mỏ của Nga
Lệnh cấm dầu Nga của châu Âu đang dần cho thấy ít tính hiệu quả khi Nga vẫn xuất được dầu thô, còn các nước Châu Âu gặp nhiều trở ngại trong việc tìm nguồn dầu thay thế.
>>“Cú sốc” cấm vận dầu mỏ Nga
Liên minh châu Âu (EU) kỳ vọng lệnh cấm phần lớn nhập khẩu dầu từ Nga sẽ làm tổn thương nền kinh tế Nga. Nhưng theo giới chuyên gia, động thái này đã đẩy giá dầu lên cao, tác động bất lợi tới đà phục hồi còn mong manh của kinh tế toàn cầu và tái định hình hoạt động giao dịch dầu trên thế giới.
Trong khi Nga buộc phải tìm hướng thoát hiểm và "lách" qua khe cửa hẹp để không mất đi nguồn thu quý giá từ "vàng đen" hết sức cần thiết cho nền kinh tế đang lao đao.
Người dân châu Âu đang phải đối mặt với giá nhiên liệu cao ngất ngưởng khiến ngân sách căng thẳng, thu nhập khả dụng giảm và ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế. Trong khi đó, châu Âu phải tìm mua dầu thay thế ở những nơi xa hơn, khiến chi phí vận chuyển sẽ tăng. Các quốc gia châu Âu còn phải cạnh tranh tìm mua nguồn dầu thô có tính chất tương tự dầu Nga, vì phần lớn các nhà máy lọc dầu của EU được thiết kế để lọc loại dầu này.
Ngoài ra, hầu hết các nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, thép và hàng hóa tiêu thụ nhiều năng lượng khác của châu Âu cũng đã phải chịu áp lực khi căng thẳng giữa EU với Nga gia tăng, và đang xoay xở tìm giải pháp thay thế cho nguồn cung năng lượng từ Nga trước nguy cơ nước này có thể đột ngột chặn dòng chảy khí đốt.
>>Mỹ và OPEC "liên thủ" đấu với Nga?
Các chuyên gia năng lượng đánh giá, nếu giá dầu tăng mạnh, doanh thu từ năng lượng của Nga sẽ không sụt giảm nghiêm trọng như EU kỳ vọng, ngay cả khi họ mất đi thị trường lớn nhất.
Theo dữ liệu của Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CRECA) - một tổ chức có trụ sở ở Helsinki, Phần Lan, Nga đã đạt doanh thu kỷ lục 93 tỷ euro (135 tỷ USD) từ việc xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt và than đá trong 100 ngày đầu chiến sự. Khoảng 2/3 nguồn doanh thu này là từ dầu mỏ và phần lớn trong số còn lại là từ khí đốt tự nhiên.
Mặt khác, một hệ lụy đáng lo ngại là các xung đột chính trị sẽ xảy ra trên nhiều khu vực. Theo ông Meghan L. O'Sullivan, Giám đốc dự án địa chính trị năng lượng, Trường Kennedy thuộc Đại học Havard của Mỹ, cho rằng lệnh cấm dầu Nga sẽ làm mối quan hệ giữa Nga và các thành viên thuộc OPEC+ có thể trở nên phức tạp khi hai bên cạnh tranh để xây dựng và duy trì thị phần; trong khi Mỹ sẽ tham gia sâu hơn vào ngành năng lượng toàn cầu.
Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết Washington đang đàm phán với các đồng minh châu Âu về việc thành lập một liên minh nhằm áp đặt mức trần đối với giá dầu của Nga tương đương với giá sản xuất. Điều đó sẽ làm giảm doanh thu từ nhiên liệu hóa thạch của Nga, đồng thời đảm bảo dầu của Nga vẫn chảy vào các thị trường toàn cầu, ổn định giá cả và ngăn chặn suy thoái kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, giới chức Ukraine vẫn đang tiếp tục kêu gọi các quốc gia trên thế giới và các công ty chấm dứt hoàn toàn việc giao thương với Nga. “Chúng tôi đã đề nghị thế giới làm mọi điều có thể để ngăn chặn Nga và "cỗ máy chiến tranh" của Nga khỏi mọi nguồn tài chính có thể, nhưng điều này mất quá nhiều thời gian”, ông Oleg Ustenko, Cố vấn kinh tế của Tổng thống Ukraine cho biết.
Có thể bạn quan tâm
“Cú sốc” cấm vận dầu mỏ Nga
12:06, 05/06/2022
Nga "né" lệnh trừng phạt dầu mỏ của EU như thế nào?
04:30, 03/06/2022
EU cấm vận dầu mỏ, Nga sẽ chấm dứt chiến sự ở Ukraine?
15:26, 31/05/2022
Xung đột Nga - Ukraine đang định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu
02:21, 31/05/2022
Thế khó của EU khi cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga
14:21, 04/05/2022