Phương Tây thiệt hại thế nào trong chiến sự Nga- Ukraine?

NHẬT LINH 20/07/2022 12:00

Tình hình chiến sự kéo dài giữa Nga-Ukraine đã gây ra những tổn thất kinh tế và chính trị cho phương Tây trong ngắn hạn.

d

Nga cung cấp khí đốt cho Đức qua đường ống Nord Stream 1

>> Mỹ chật vật tìm cách chặn nguồn doanh thu dầu mỏ của Nga

Ông Ferruccio Resta, Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học Ý cho rằng nhiều quốc gia Châu Âu đã và đang đối mặt với sức ép tăng giá nguyên, nhiên vật liệu do chiến sự Nga- Ukraine và các lệnh trừng phạt của Mỹ, phương Tây đối với Nga.

Nhận định trên của ông Resto được đưa ra trong bối cảnh khu vực châu Âu chứng kiến liên tiếp những bất ổn chính trị, gần đây nhất là sự kiện Thủ tướng Italia Mario Draghi nộp đơn xin từ chức.

Tại Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron đã mất đa số ghế tại Quốc hội vào tay các đảng “thân” Nga. Ở Estonia, Thủ tướng Kaja Kallas, người kịch liệt phản đối chính quyền Putin, đã có một tuần đầy sóng gió sau khi chính phủ liên minh tiền nhiệm của bà rơi vào tranh cãi liên quan đến tỷ lệ lạm phát của đất nước vọt lên 19%, mức cao nhất trong 19 quốc gia khu vực đồng Euro. Tại Bulgaria, chính phủ thân phương Tây đã sụp đổ. Trong khi đó, thông tin Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức đã gây ra một cú sốc lớn cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy…

Tổng thống Putin tin tưởng, các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đang gây tổn hại cho người tiêu dùng châu Âu hơn là người Nga. Ông cho rằng, giá xăng dầu tăng cao gây lạm phát chính là đòn giáng kinh tế đau đớn nhất cho các chính trị gia phương Tây thời điểm này.

Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định chắc chắn về tác động của cuộc chiến Nga - Ukraine lên tình hình chính trị châu Âu. Ông Josep Borrell, người phát ngôn của EU nhấn mạnh, không có bằng chứng cụ thể nào giữa việc áp đặt lệnh trừng phạt Nga và việc giá cả tăng cao.

Tuy nhiên, mọi chuyện đang dần trở nên tồi tệ hơn. Vừa qua, châu Âu phải đưa ra một phương hướng giải quyết chung trường hợp Nga ngừng cung cấp dầu khí vào mùa Đông tới. 

Toan tính của ông Putin sẽ trở nên rõ nét vào ngày 21/7 tới khi Tập đoàn dầu khí Gazprom thông báo về việc sẽ tiếp tục cung cấp nhiên liệu cho châu Âu hay không sau đợt bảo dưỡng hàng năm của đường ống Nord Stream 1. Và các tín hiệu cho thấy, tình hình không khả quan cho lắm. 

Các chính trị gia Đức không hề che giấu cử tri của mình về những nguy cơ mà nước này đối mặt. Bộ trưởng Kinh tế Đức, Robert Habeck, mô tả chiến thuật của ông Putin là cuộc tấn công về khí đốt nhằm vào nước Đức.

>> Châu Âu nếm "trái đắng" khi cấm vận dầu mỏ của Nga

Hiện nay, Gazprom không đẩy mạnh cung cấp khí đốt qua các đường ống của Ukraine, vì vậy lượng khí đốt xuất khẩu của Nga sang châu Âu hiện chỉ bằng khoảng một phần tư bình thường. Điều này sẽ đặt áp lực lớn lên Đức khi quốc gia này đang phụ thuộc 1/3 khí đốt của Nga trong mùa Đông tới.

d

Các đường ống cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu.

Người đứng đầu Cơ quan quản lý năng lượng của Đức, ông Klaus Müller, cho biết giá khí đốt có thể tăng gấp ba lần vào năm 2023. “Từ việc phải trả 1.500 euro mỗi năm cho khí gas, người tiêu dùng Châu Âu hoàn toàn có thể phải trả 4.500 euro mỗi năm, thậm chí nhiều hơn trong tương lai.

Nga cũng đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria, Phần Lan và Hà Lan, và 8 nước khác. Công ty Enagas của Tây Ban Nha cho biết, với các nguồn khí đốt thay thế, nước này không hề run sợ trước sự cắt giảm của Nga. Hay như Italy đã lấp đầy 65% lượng khí đốt dự trữ và đang trên đà đạt mục tiêu 90% vào tháng 10 tới, đó là chia sẻ của ông Roberto Cingolani, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Sinh thái Đức… 

Đây chính là nguy cơ mà Nga phải dè chừng, nếu như nguồn dự trữ năng lượng của các nước châu Âu đủ dồi dào để duy trì tới mùa Hè năm sau. Theo đó, phương Tây sẽ dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Điều đó buộc Nga phải tìm kiếm đối tác khác để bán cho họ với giá rẻ như dầu mỏ hiện nay. Tuy nhiên, việc bị loại khỏi SWIFT cũng sẽ khiến Nga gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ dầu khí. Đây là thiệt hại lớn cho Nga trong dài hạn.

Có thể bạn quan tâm

  • “Cú sốc” cấm vận dầu mỏ Nga

    “Cú sốc” cấm vận dầu mỏ Nga

    12:06, 05/06/2022

  • Nga

    Nga "né" lệnh trừng phạt dầu mỏ của EU như thế nào?

    04:30, 03/06/2022

  • EU cấm vận dầu mỏ, Nga sẽ chấm dứt chiến sự ở Ukraine?

    EU cấm vận dầu mỏ, Nga sẽ chấm dứt chiến sự ở Ukraine?

    15:26, 31/05/2022

  • Xung đột Nga - Ukraine đang định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu

    Xung đột Nga - Ukraine đang định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu

    02:21, 31/05/2022

  • Thế khó của EU khi cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga

    Thế khó của EU khi cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga

    14:21, 04/05/2022

NHẬT LINH