Nga bất ngờ đi "nước cờ" mới tại Trung Đông

CẨM ANH 21/07/2022 02:12

Giới quan sát đang chú ý vào chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Nga Vladimir Putin, diễn ra vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ tới khu vực này.

>>"Vén màn" trật tự thế giới mới hậu chiến sự Nga - Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gặp mặt hôm 19-7. Ảnh: EPA-EFE

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái), Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc hội đàm hôm 19/7. Nguồn: EPA-EFE

Cuộc gặp ba bên giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã diễn ra tại Tehran, thủ đô Iran. Dù cuộc hội đàm được cho là tập trung vào tình hình Syria, nhưng chiến sự Nga- Ukraine vẫn phủ bóng lên sự kiện này.

Tại Tehran, ông Putin cũng đã gặp Lãnh đạo Tối cao Ayatollah Ali Khamenei của Iran, theo Reuters. Giữa lúc phương Tây thúc đẩy các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, Tổng thống Putin gửi đi thông điệp rõ ràng rằng Nga sẽ tìm cách tăng cường quan hệ với Iran, quốc gia đã ở thế đối đầu suốt nhiều thập niên với Mỹ và cũng bị Mỹ cấm vận ngặt nghèo.

Ông Putin sẽ củng cố quan hệ với Iran để cân bằng ảnh hưởng của Mỹ và trục an ninh mà Washington muốn thiết lập ở khu vực Trung Đông với sự tham gia của cả Saudi Arabia và Israel.

Thực tế cho thấy, đây là chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Nga kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Điều này cho thấy Trung Đông có vai trò quan trọng như thế nào với nước Nga và bản thân ông Putin vào thời điểm hiện tại.

Bà Anna Borshchevskaya. chuyên gia về Nga của một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington đánh giá, trước tiên Tổng thống Putin muốn gửi thông điệp toàn cầu rằng nước Nga không bị phương Tây cô lập. Vì vậy, chuyến đi này một phần mang tính biểu tượng nhưng đó cũng là thực tế. Ông Putin thực sự muốn cải thiện mối quan hệ với Iran. Ông Putin đang đặt cược vào việc thiết lập quan hệ với Iran, Trung Quốc, Ấn Độ...

Bà Borshchevskaya cũng cho biết thêm, Iran và Nga có thể dễ dàng tìm được tiếng nói chung khi cả hai quốc gia đều là những nhà sản xuất dầu lớn và đều đang chịu các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Chính vì vậy, ngay cả khi họ có những bất đồng chiến thuật, Nga và Iran có thể cùng chia sẻ về các mục tiêu chiến lược lớn khi nói đến Trung Đông, thậm chí về những bất bình chung của họ đối với Phương Tây.

>>"Cuộc chiến" kinh tế Nga- phương Tây: Ai sẽ chịu thiệt hại lớn?

Tổng thống Vladimir Putin (phải) gặp Tổng thống Iran Ebrahim Raisi (trái) bên lề hội nghị thượng đỉnh ở Turkmenistan, tháng 6.2022.

Tổng thống Vladimir Putin (phải) gặp Tổng thống Iran Ebrahim Raisi (trái) bên lề Hội nghị thượng đỉnh ở Turkmenistan, tháng 6/2022.

Iran có những động cơ khác để xích lại gần Nga. Với các cuộc đàm phán hạt nhân hiện đang bế tắc, Iran có thể chỉ muốn cho phương Tây thấy rằng họ có thể có ảnh hưởng vượt ra ngoài Trung Đông. Cả Nga và Iran đều chung lập trường chống lại sự chi phối của Hoa Kỳ trong các mối quan hệ quốc tế. 

“Một phần chính trong động cơ làm việc của Iran với Nga là nhu cầu kinh tế cấp bách và thiếu các giải pháp thay thế. Iran sẽ không gạt bỏ mối quan hệ của mình với các cường quốc phương Đông như Nga", chuyên gia Borshchevskaya nhấn mạnh.

Trong khi đó, với Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia này luôn cố gắng thể hiện vai trò trung gian trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine trong thời gian qua. Quan hệ đối tác quân sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ngày càng phát triển kể từ khi nổ ra cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ ở Syria.

Như ông Abdolrasool Divsallar, Giáo sư thỉnh giảng về nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Cattolica del Sacro Cuore ở Milan, Italy nói với DW rằng: “Mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu vẫn là hợp tác chiến thuật về các vấn đề cùng quan tâm trong khu vực. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có tiếng nói và tầm ảnh hưởng nhất định trong khu vực và cả NATO. Xây dựng mối quan hệ vững chắc với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có lợi cho Nga".

Tuy nhiên, về cơ bản, các chuyên gia đánh giá, Nga sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để xây dựng mối quan hệ vững chắc với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. "Iran và Nga chưa phải là đồng minh. Iran đã liên tục phản đối cuộc chiến của Nga tại Ukraine, điều này rất khác với những gì các đồng minh sẽ làm. Trong khi lập trường của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thường xuyên có sự mâu thuẫn", ông Abdolrasool Divsallar nhấn mạnh.

Dù vậy, Nga vẫn cần xây dựng các mối quan hệ vững chắc với các nước có vị trí và vai trò chiến lược, một phần để chống chọi với các lệnh trừng phạt từ phương Tây, đồng thời củng cố tuyên bố của Tổng thống Putin "nước Nga không bị cô lập".

Có thể bạn quan tâm

  • EU giáng thêm đòn trừng phạt mới, kinh tế Nga sẽ

    EU giáng thêm đòn trừng phạt mới, kinh tế Nga sẽ "điêu đứng"?

    14:35, 19/07/2022

  • "Vén màn" trật tự thế giới mới hậu chiến sự Nga - Ukraine

    05:10, 19/07/2022

  • Mỹ và phương Tây sẽ bít “cửa thoát” cuối cùng của Nga?

    Mỹ và phương Tây sẽ bít “cửa thoát” cuối cùng của Nga?

    04:40, 19/07/2022

  • "Cuộc chiến" kinh tế Nga- phương Tây: Ai sẽ chịu thiệt hại lớn?

    14:28, 18/07/2022

CẨM ANH