Trung Quốc khó thoát phụ thuộc chip của Đài Loan
Khi nói đến chất bán dẫn, Trung Quốc có vẻ cần các nhà sản xuất chip Đài Loan nhiều hơn, đặc biệt là TSMC.
>>Bà Pelosi thăm Đài Loan, quan hệ Mỹ- Trung lún sâu căng thẳng
Các cơ quan hải quan và thương mại Trung Quốc cho biết họ đã ngừng xuất khẩu cát và hoãn nhập khẩu các loại trái cây cùng một số loại cá từ Đài Loan...
Đáng chú ý, các lệnh cấm không nhắc đến các thiết bị điện tử. Đài Loan hiện đang chiếm 92% sản lượng sản xuất chip toàn cầu, theo một báo cáo của Boston Consulting. Đóng góp nhiều nhất cho vị thế đó là TSMC - hiện đang thống lĩnh thị trường chip với 54% thị phần. Hiện nay, chỉ 10% doanh thu của TSMC đến từ Trung Quốc. Hơn một nửa doanh thu của tập đoàn này đến từ Hoa Kỳ.
Theo ông Ma Tieying, Chuyên gia kinh tế tại DBS Group Holdings Ltd., chip do Đài Loan sản xuất, đặc biệt là chip do TSMC sản xuất, hiện đang có vai trò quan trọng đối với thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng. "Nếu bạn nhìn vào vai trò của Đài Loan trong nguồn cung bán dẫn toàn cầu, thì sẽ thấy hòn đảo này đang chiếm ưu thế rất lớn. Sẽ rất khó để Trung Quốc tìm được nguồn cung thay thế nếu Bắc Kinh cấm các chất bán dẫn do Đài Loan sản xuất", ông Ma Tieying nhấn mạnh.
Ông Mehdi Hosseini, nhà phân tích phần cứng công nghệ cao tại Susquehanna cho biết: “Khi theo dõi các yếu tố thúc đẩy nhu cầu sử dụng chip ngày nay, nếu các trung tâm của TSMC tại Đài Loan không thể hoạt động bởi lệnh cấm vận, không chỉ Trung Quốc mà nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại nhiều hơn những gì COVID-19 đã gây ra".
>>Sách Trắng thứ 3 về Đài Loan: Trung Quốc giữ lập trường cứng rắn
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã tăng cường củng cố năng lực sản xuất chip với các chính sách hỗ trợ thu hút dòng vốn tư nhân. Tuy nhiên, câu chuyện vỡ nợ của tập đoàn công nghệ nhà nước Tsinghua Unigroup cho thấy nguồn lực dễ bị lãng phí như thế nào, bất chấp sự tăng trưởng và phát triển công nghệ gần đây của một gã khổng lồ chip khác của Trung Quốc là Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC).
"Mặc dù vậy, SMIC đã mất 15 năm để đạt được vị trí của TSMC vào 10 năm trước. Trong khi đó, công việc kinh doanh của TSMC vẫn vững mạnh và không ngừng phát triển. Do đó, SMIC sẽ còn lâu mới đuổi kịp TSMC. Là nhà cung cấp lớn của Apple, TSMC đã báo cáo doanh thu quý II/2022 khoảng 18 tỷ USD, tăng hơn 40% so với năm trước. Điều đó cho thấy TSMC lớn hơn rất nhiều so với SMIC- công ty đã báo cáo doanh thu trong cùng một quý là 1,9 tỷ USD", ông Mehdi Hosseini nhận định.
Về cơ bản, dưới thời chính quyền Trump, Mỹ đã cấm các công ty công nghệ khổng lồ của Trung Quốc là Huawei và SMIC sử dụng công nghệ của Mỹ, bao gồm cả thiết bị sản xuất chip của họ. Điều này có nghĩa là kể từ cuối năm 2020, TSMC không thể cung cấp chất bán dẫn cho Huawei nữa. Do đó, Trung Quốc sẽ mất rất nhiều thời gian để tiếp cận các thiết bị và công nghệ sản xuất chip tiên tiến hàng đầu.
Được biết, TSMC đang chi 12 tỷ USD để xây dựng một nhà máy ở Arizona. Cơ sở này sẽ tập trung vào các công nghệ tiên tiến hơn, trong khi hoạt động sản xuất tại Trung Quốc sẽ vẫn tập trung vào công nghệ cũ vốn đang có thị phần rộng lớn ở đại lục.
Nhiều chuyên gia nhận định, chưa biết vị thế thống trị trong ngành sản xuất chất bán dẫn của Đài Loan sẽ kéo dài trong bao lâu, nhưng Trung Quốc sẽ khó thoát phụ thuộc vào ngành chip của hòn đảo này trong ngắn hạn, nhất là khi Mỹ và các đồng minh đang tăng cường hợp tác để gia tăng áp lực cạnh tranh chất bán dẫn với Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Sách Trắng thứ 3 về Đài Loan: Trung Quốc giữ lập trường cứng rắn
04:00, 11/08/2022
Bà Pelosi thăm Đài Loan, quan hệ Mỹ- Trung lún sâu căng thẳng
05:00, 03/08/2022
Chủ tịch Hạ viện Mỹ tới Đài Loan: Trung Quốc cảnh báo Mỹ đùa với lửa!
03:00, 03/08/2022
Tại sao chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi lại quan trọng đối với Trung Quốc?
22:24, 02/08/2022