Ấn Độ mới là cường quốc “âm thầm trỗi dậy”
Ấn Độ sở hữu nền tảng khoa học, kỹ thuật chắc chắn, cộng với đặc điểm văn hóa, tôn giáo, tính cách là động lực trở thành siêu cường.
>>Điểm nhấn của Ấn Độ tại WEF
Trong khi thế giới miệt mài nói đến “Giấc mộng Trung Hoa", Mỹ xoay trục về Châu Á- Thái Bình Dương, tranh cãi ai sẽ là cường quốc số 1 trong 10 năm tới, thì Ấn Độ âm thầm tiến những bước vững chắc vào top 5 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu.
Ấn Độ đã vượt qua Anh, với tổng quy mô sản phẩm quốc nội đạt 2.876 tỷ USD, sít sao với vị trí kế trên của Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu; kém nền kinh tế thứ 3 thế giới (Nhật Bản) 123 tỷ USD, theo báo cáo của Focus Economy.
Chúng ta không thực sự thấy nhiều thông tin về nền kinh tế cũng như xã hội Ấn Độ, nội các Thủ tướng Narendra Modi không ồn ào, không trưng bày quá nhiều “chiến lược”, “tầm nhìn”, “kế hoạch” như kiểu Trung Quốc. Nhưng Ấn Độ thực sự đã hành động rất quyết liệt.
Thứ nhất, Bảng xếp hạng Focus Economy có rất nhiều điều đáng nói, đằng sau Ấn Độ là 3 nền kinh tế gạo cội ở châu Âu; ngoài Anh và Đức còn có Italy, 3 trong số 7 nền công nghiệp được xem phát triển nhất thuộc nhóm G7.
Ngoại trừ Mỹ, phương Tây đang chững lại và bị châu Á vượt qua. Điều này tiếp tục chứng minh cho luận điểm “thế kỷ 21 là thế kỷ của châu Á - Thái Bình Dương”. Washington đặt trọng tâm chiến lược ở đây là đúng đắn.
Hơn 10 năm qua, toàn châu Á chứng kiến nhiều cú thăng hạng ngoạn mục, điển hình là Trung Quốc, lần lượt vượt qua Đức, Nhật Bản, áp sát vị trí của Mỹ. Thậm chí vào năm 2020, tài sản ròng của Trung Quốc là 120 nghìn tỷ USD so với 89 nghìn tỷ USD của Mỹ.
Ngoài Đông Á gồm nhiều nền kinh tế phát triển, khu vực Nam Á và Đông Nam Á bắt đầu nổi lên với tốc độ tăng trưởng dự báo lần lượt 6,6% và 5,1% cho năm nay. Trong đại dịch COVID-19, khối Đông Á tăng trưởng 7,4% năm 2021.
Thứ hai, Ấn Độ huyền bí, trong văn hóa, nghệ thuật, khoa học Hindu ẩn chứa rất nhiều điều khó am hiểu. Cuốn sách “Hành trình về Phương Đông” kể về trải nghiệm của một phái đoàn nhà khoa học thuộc Hoàng gia Anh do giáo sư Spalding ghi lại từng rúng động thế giới.
Ở Ấn Độ, khoa học - thần học - huyền học quyện chặt vào nhau; huyền học nhiều khi là biểu hiện của khoa học và ngược lại. Thiền sư Ấn Độ có thể khai mở quan năng đặc biệt của con người, điều khiển đồ vật thông qua năng lượng vô hình, đi trên mặt nước, ngồi trên lửa, nhịn ăn nhiều năm,…những hiện tượng mà khoa học thực nghiệm phương Tây không thể biểu diễn bằng phương trình, công thức.
Alber Einstein từng nói rằng: “Nếu có một tôn giáo nào đó gần nhất với khoa học thì đó chính là Phật giáo”, tôn giáo này khởi nguồn từ Nepal, nơi văn hóa Ấn đậm đặc. Dân tộc Ấn thừa hưởng nền văn minh Hindu đỉnh cao, trong đó có triết học từ thời cổ đại, họ biết cách mô tả thế giới và giải thích thế giới thành phạm trù cơ bản Atman và Braman. Đó là cội rễ để một dân tộc phát triển.
Thứ ba, Ấn Độ không quảng cáo nền công nghệ của họ như kiểu tỷ phú, nhà sáng chế Mỹ trực tiếp giới thiệu sản phẩm công nghệ cho thế giới biết; cũng không giống Trung Quốc - luôn trưng ra những gì tốt nhất.
Cần biết rằng, thung lũng silicon Bangalore là nơi duy nhất có thể cạnh tranh với thung lũng silicon của Mỹ, và là 1 trong 18 thành phố sáng tạo nhất thế giới, theo đánh giá của Bussiness Insider.
Tại Bangalore có 1,85 triệu/4,5 triệu lao động công nghệ trong toàn quốc, chuyên nghiên cứu và phát triển thiết bị điện tử và phần mềm. Đây là nơi đặt cơ sở của 200 công ty công nghệ cao, trong số đó có nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới như Siemens, Hewlett Packard, Motorola, Yahoo, Infosy, Dell, Oracle, GM. Vùng lõi Bangalore là trung công viên công nghệ quốc tế rộng 28 hecta quy tụ gần 30 ngàn chuyên gia hàng đầu, tạo ra doanh thu 17 tỷ USD/năm.
Bạn sẽ ngạc nhiên nếu xem phi khoa học giả tưởng Bollywood, nó thậm chí còn “viễn vông” hơn cả những bộ óc ở Hollywood (Mỹ). Người Ấn làm phim để mô tả xã hội tương lai, công nghệ tương lai và những mối nguy tương lai.
Chẳng có quốc gia nào làm nghệ thuật về khoa học viễn tưởng mà không sở hữu nền tảng công nghệ vượt trội. Người cổ đại rất giỏi thiên văn, vũ trụ, hình học, lượng giác và quang học. Trường đại học đầu tiên trên thế giới ra đời cách đây 10.000 năm ở Ấn Độ.
Thứ tư, Ấn Độ không chọn cách “đi tắt” như Trung Quốc, không bằng mọi giá sở hữu công nghệ lõi vốn không thuộc về mình; Ấn Độ cũng không chọn cách sao chép, làm nhái mẫu mã thương hiệu để chinh phục thị trường dễ tính.
Ấn Độ chọn cách đào tạo thông qua hệ thống Viện khoa học, 1.000 trường đại học và cao đẳng đào tạo chuyên ngành về CNTT nằm rải rác khắp cả nước, chưa kể các cơ sở đào tạo tư nhân uy tín, các trung tâm đào tạo và đào tạo lại của các doanh nghiệp lớn. Khẩu hiệu “India is IT” được thế giới nể trọng, lĩnh vực phần mềm phát triển vài trăm phần trăm mỗi năm, kỹ sư tin học người Ấn nhan nhản ở Google, Microsoft,...
Có thể bạn quan tâm