Davos ảm đạm vì thiếu cường quốc: Mừng hay lo?

Diendandoanhnghiep.vn Lần đầu tiên trong nhiều năm, Diễn đàn kinh tế thế giới không nhận được sự quan tâm của nhiều cường quốc. Điều gì đang xảy ra?

Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) là nơi bàn thảo về các xu thế vận động của kinh tế thế giới, mô thức tăng trưởng, các vấn đề quản trị nền kinh tế, quản trị doanh nghiệp…

Vắng bóng nhiều nguyên thủ

Đúng như bức ảnh mà một phóng viên của Reuters chụp toàn cảnh trung tâm sự kiện ở thị trấn Davos (Thụy Sĩ) - tuyết lạnh phủ trắng nơi diễn ra WEF 2019 - trong những cuộc thảo luận sẽ không có nhiều nguyên thủ các nước lớn.

Chưa có nhiều thông tin phát đi từ trung trâm truyền thông của WEF, nhưng chắc chắn nghị sự ở Davos sẽ ảm đạm vì vắng bóng nhiều nhân vật có ảnh hưởng lớn. Những vấn đề hệ trọng sẽ được quyết định thế nào nếu thiếu nhiều nhân vật chủ đạo?

Tổng thống Mỹ, Donald Trump đang rắc rối với vấn đề mở cửa lại chính phủ xoay quanh món tiền 5,7 tỷ USD xây bức tường biên giới chống nạn nhập cư từ Mexico.

Bà Theresa May bị bủa vây bởi các rắc rối từ Brexit. Tại Davos - phần còn lại sẽ thương thảo thế nào nếu thiếu nhân vật chủ chốt của Brexit ở Châu Âu?

Ông Macron cũng không đủ thời gian để đến Thụy Sĩ vì những bất đồng quá lớn với dân chúng về tình hình kinh tế, biểu tình ở Paris vẫn chưa có gì đảm bảo sẽ dừng lại.

Davos 2019 thiếu vắng nhiều nhân vật quan trọng

Davos 2019 thiếu vắng nhiều nhân vật quan trọng

Trong khi đó hai nhà lãnh đạo Nhật - Nga đang gặp nhau ở Moscow, cũng chưa có gì chắc chắn để ông Abe sẽ đến Davos khi có quá nhiều nội dung quan trọng trong chuyến viếng thăm cấp cao.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, từng công khai ca ngợi toàn cầu hóa và tự do kinh tế tại Davos năm 2017, năm nay sẽ không đến dự diễn đàn. 

Tương tự, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bận rộn chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử khó khăn ở Ấn Độ vào mùa xuân năm nay khi ông phải đối mặt với Đảng Quốc đại đối lập đang trỗi dậy.

Ở Canada, Thủ tướng Justine Trudeau từng bị chỉ trích vì tiêu tốn hết khoản tiền 500 ngàn USD khi tham dự WEF năm 2017! Năm nay, Trudeau không có mặt.

Mừng hay lo?

Điều đầu tiên - chắc chắn sẽ xảy ra tại Davos, thời lượng dành cho những cáo buộc lẫn nhau sẽ ít đi, thay vào đó là cơ hội cho tiếng nói của những nước nhỏ hơn.

Còn nhớ tại APEC 2018, diễn đàn này rối loạn vì Trung - Mỹ chỉ trích nhau dữ dội, cuối cùng không có một tuyên bố chính thức nào được đưa ra, APEC 2018 được coi là thất bại nặng nề.

Vậy, tại Davos lần này, không có những nguyên thủ hàng đầu, liệu có bước đột phá nào hay không? Nhất là những vấn đề đang cần tháo gỡ như biến đổi khí hậu, chống bảo hộ và toàn cầu hóa.

Nhưng, cũng có thể thấy rằng, những vấn đề tại Davos vốn không mới mẻ, nếu không muốn nói tất cả những khúc mắc đó đều gói gọn trong một vài cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Canada, Nga, Nhật…

Davos không thể giải quyết Brexit, đó là sự thật, bởi đó là vấn đề - tuy được gọi bằng thuật ngữ “toàn cầu hóa” nhưng lại là công việc nội bộ giữa Anh và EU. Gọn hơn nữa, đó là sự chọn lựa mang tính chất tự quyết của 55 triệu dân Anh.

Davos cũng không thể giải quyết được căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, vì đây không phải là một cơ quan có cơ chế tài phán như WTO - đó là một diễn đàn để các bên thảo luận, chưa chắc mọi ý kiến sẽ được các bên “chủ chiến” lắng nghe.

Davos hẳn sẽ bất lực vì vấn đề biến đổi khí hậu, vì Washington đã thẳng thừng bác bỏ Hiệp định về biến đổi khí hậu Paris, vì cho rằng “vô lý và tốn kém”. Không có lý do gì ông Trump đến đây để tiếp tục nói về nó.

Biến đổi khi hậu là vấn đề đang bị bỏ ngỏ

Biến đổi khi hậu là vấn đề đang bị bỏ ngỏ

Như thế, mối nguy không còn tiềm tàng, nước Mỹ không còn mặn mà với đa phương, Tổng thống Mỹ không có mặt tại Davos - thông điệp “không thảo luận gì thêm” đã quá rõ.

Trung - Mỹ đang xúc tiến các cuộc gặp song phương để giải quyết thương chiến, ân hạn 90 ngày đã quá nửa. Đó là lý do để ông Tập không trực tiếp đến Thụy Sĩ - Bắc Kinh đang bận rộn.

Tại Davos lần này, tiếng nói của các nước nhỏ sẽ có cơ hội nhiều hơn. Nhưng hẳn nhiên, vì lý do tất yếu, quan điểm của các nước nhỏ hơn sẽ phải “trung dung” nếu không muốn làm mếch lòng các bên. Nên cũng không hy vọng có đột phá.

Nhưng có thể hy vọng Davos 2019 sẽ không bị bao trùm bởi các vấn đề chính trị, không có nguyên thủ các nước lớn nhưng rất nhiều chuyên gia tài chính, CEO những đế chế kinh tế hàng đầu, giới siêu giàu, thống đốc ngân hàng.

Khi không có những vấn đề chính trị được mang theo bởi các nguyên thủ nước lớn, cho phép WEF sẽ trở lại với tên gọi đúng nghĩa của nó, như tôn chỉ của người sáng lập Klau Schwab.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Davos ảm đạm vì thiếu cường quốc: Mừng hay lo? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713477668 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713477668 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10