Đức “bắt tay” UAE đẩy lùi khủng hoảng năng lượng
Cứ sau mỗi cuộc khủng hoảng năng lượng lại xuất hiện những mối liên kết mới. Lần này Đức đã bắt tay UAE để hóa giải thách thức từ Nga.
>> Đường vòng của khí đốt Nga đến châu Âu
Chuyến đi vừa qua của Thủ tướng Đức, Olaf Scholz đến các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đã mang về hợp đồng năng lượng khổng lồ, giúp nền kinh tế lớn nhất châu Âu giải quyết rất nhiều vấn đề liên đới.
Xoay xở nguồn cung
Theo thỏa thuận, UAE sẽ cung cấp một lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho Đức, dự kiến giao vào cuối năm nay, khi cơ sở tiếp nhận LNG nổi của Đức ở Brunsbuettel đi vào hoạt động.
UAE ADNOC, công ty dầu khí trực thuộc chính phủ UAE, đã bàn giao lô dầu diesel đầu tiên cho Berlin, và đều đặn mỗi tháng 250 nghìn tấn kể từ năm 2023.
Kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine phá hỏng mối quan hệ năng lượng Nga -EU, chưa một quốc gia nào ở “lục địa già” xoay xở thành công nguồn cung mới, kể cả Mỹ vẫn thất bại trong việc thuyết phục lãnh đạo UAE tăng sản lượng.
Nói như vậy để thấy rằng, thỏa thuận năng lượng Đức- UAE quan trọng tới mức nào. Đồng thời, thỏa thuận này phần nào đó cho thấy UAE bắt đầu gạt bỏ sức ép từ Nga, mở đường cho nhiều quốc gia Trung Đông bán dầu thô và khí đốt cho châu Âu.
Đức và nhiều nước Tây Âu giàu có đã nhận ra rằng năng lượng Nga luôn đánh đổi cái giá rất lớn, lần này là an ninh quốc gia. Nếu hôm nay là Ukraine thì ngày mai có thể là các quốc gia khác, nên họ đã quyết định thay đổi nguồn cung.
>> Nga vũ khí hóa năng lượng, Châu Âu lo ngại khủng hoảng
Lợi ích là vĩnh viễn!
Mâu thuẫn toàn diện giữa khối Ả rập và phương Tây không thể giải quyết một sớm một chiều. Việc UAE - thành viên quan trọng của OPEC, quốc gia có trữ lượng dầu mỏ khoảng 100 tỷ thùng - bắt tay với Đức là dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy bản đồ năng lượng toàn cầu chính thức được đặt nét bút đầu tiên để vẽ lại.
Rõ ràng, một loạt các quốc gia “khát dầu” là khách hàng béo bở không thể bỏ qua, và thực tế chỉ có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ của Trung Đông mới đủ năng lực đáp ứng nhu cầu năng lượng cho châu Âu.
Moscow là bên cảm thấy bị bỏ rơi, bởi lẽ nếu như châu Âu được đảm bảo an ninh năng lượng thì họ chẳng ngần ngại áp dụng giá trần dầu thô Nga và hàng loạt biện pháp cấm vận hà khắc hơn, kể cả tăng cường cung cấp vũ khí hơn nữa cho Ukraine giành chiến thắng quyết định.
Hệ lụy đến nhanh chóng hơn khi dầu thô Nga bị tước bớt sức mạnh, nói cách khác ông Putin khó có thể dùng năng lượng như một loại vũ khí sát thương mạnh, mặc cả với đối phương. Minh chứng đầu tiên là đường ống Nord Stream 1 nối Nga - Đức không còn nhiều ý nghĩa.
Và cuối cùng dầu thô và khí đốt Nga chỉ còn trông cậy hai khách hàng Trung Quốc và Ấn Độ. Tình thế này ắt dẫn đến liên minh mới, và thực tế đã hình thành dựa trên lợi ích quốc gia chứ không phải bằng hữu quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
Nga dọa cắt dứt nguồn cung năng lượng, Châu Âu "cuống cuồng" đối phó
15:21, 08/09/2022
Giá điện tăng vọt, Châu Âu xoay xở giải bài toán năng lượng
04:00, 31/08/2022
Nga- Châu Âu sắp bước vào “trận chiến mùa đông”
04:30, 30/08/2022
Mỹ và châu Âu "ra tay" cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran
14:16, 22/08/2022