Mỹ và châu Âu "ra tay" cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran

CẨM ANH 22/08/2022 14:16

Các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, Pháp, Đức đang nỗ lực tìm cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran để ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh trong khu vực.

>>Thỏa thuận hạt nhân Iran có gặp khó dưới thời Tân Tổng thống?

Đại diện EU và Iran tham dự các cuộc đàm phán ở Vienna, Áo hồi tháng 4/2021.br class=

Đại diện EU và Iran tham dự các cuộc đàm phán thỏa thuận JCPOA tại Vienna, Áo hồi tháng 4/2021. Ảnh: EPA

Thông báo từ Nhà Trắng cho biết các lãnh đạo của Mỹ, Anh, Pháp và Đức đã thảo luận các nỗ lực nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran. Cụ thể, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thảo luận về các cuộc đàm phán hiện nay liên quan chương trình hạt nhân của Iran cũng như sự cần thiết phải tăng cường ủng hộ các đối tác ở khu vực Trung Đông.

Trước đó, có nguồn tin cho biết Iran đã từ bỏ quy định "lằn ranh đỏ" nhằm thúc đẩy việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân với EU, Mỹ và các cường quốc khác trên thế giới. Quốc gia này đã ngừng yêu cầu Washington loại bỏ Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) của nước này khỏi danh sách các Tổ chức khủng bố nước ngoài của Bộ Ngoại giao Mỹ để đổi lấy việc Tehran quay trở lại tuân thủ thỏa thuận hạt nhân mà họ đã ký với các cường quốc trên thế giới vào năm 2015.

Đề xuất của EU cũng làm dịu bớt đòn trừng phạt đối với IRGC. Theo văn bản được đề xuất, các tổ chức ở châu Âu và những tổ chức khác không phải từ Mỹ có thể tiến hành kinh doanh với các thực thể Iran có tham gia "giao dịch" với IRGC mà không lo ngại các lệnh trừng phạt của Mỹ, với điều kiện là đối tác kinh doanh chính của họ không nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ. Hiện tại, bản đề xuất này đã được Hoa Kỳ chấp thuận, trong đó họ sẵn sàng đóng dấu hiệp định nếu Iran chấp nhận nó.

Có thể thấy, nhiều tín hiệu cho thấy thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) đang đạt được những bước tiến tích cực. Cố vấn nhóm đàm phán của Iran Mohammad Marandi cho biết “chúng tôi đang tiến gần với thỏa thuận hơn so với trước đây khi các vấn đề còn lại không quá khó giải quyết”.

Dự kiến, ngay sau khi thỏa thuận được ký kết, các lệnh trừng phạt đối với 17 ngân hàng Iran cũng như 150 tổ chức kinh tế sẽ được dỡ bỏ. Trong khi đó, Mỹ sẽ phải nộp phạt trong trường hợp nước này rút khỏi thỏa thuận hạt nhân một lần nữa, như đã từng xảy ra dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump vào năm 2018.

>> Iran đang cứu thỏa thuận hạt nhân hay khơi mào tranh chấp mới?

Lãnh đạo Mỹ, Anh, Pháp, Đức đang tìm cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran

Lãnh đạo Mỹ, Anh, Pháp, Đức đang tìm cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran

Tehran cũng sẽ bắt đầu đảo ngược các bước mà họ đã thực hiện để cải tiến công nghệ hạt nhân của mình, hiện đã vượt quá phạm vi mà cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và các bên ký kết JCPOA cho là có thể chấp nhận được. Kho dự trữ uranium làm giàu của Iran hiện ở mức 60%, mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 15,5kg trong khi lượng urani được làm giàu 90% (mức có thể sản xuất bom) là 25 kg.

Đáng chú ý, trong vòng 120 ngày kể từ ngày ký thỏa thuận, Iran sẽ được phép xuất khẩu 50 triệu thùng dầu mỗi ngày. Kỳ vọng về dầu của Iran có thể giúp giảm áp lực đối với giá năng lượng. Đối với Washington, giá năng lượng thấp hơn có thể giúp giảm lạm phát. Đối với châu Âu, nguồn cung dầu bổ sung có thể giảm bớt "nỗi đau" do căng thẳng với Nga.

Mặc dù vậy, một số chuyên gia nhận định, vẫn còn những rào cản mà các bên cần phá bỏ trước khi thỏa thuận được ký kết. Một trong những điểm mấu chốt chính để khôi phục thỏa thuận là chấm dứt các cuộc điều tra về các biện pháp bảo vệ đối với chương trình hạt nhân của Iran. Trong quá khứ, cơ quan giám sát hạt nhân đã yêu cầu Tehran cung cấp nhiều tài liệu hơn về dấu vết của uranium tại một cơ sở hạt nhân chưa khai báo, song giới chức Iran vẫn chưa làm việc này.

Ông Karim Sadjadpour, một chuyên gia về Iran tại Carnegie Endowment, cho biết: “Đây là một thỏa thuận khó khăn hơn so với phiên bản năm 2015, do đó, thỏa thuận này có thể không giúp kiềm chế hành vi của Iran hoặc không dẫn đến việc hợp tác Mỹ-Iran vì hòa bình thế giới".

Có thể bạn quan tâm

  • Thỏa thuận hạt nhân Iran có gặp khó dưới thời Tân Tổng thống?

    Thỏa thuận hạt nhân Iran có gặp khó dưới thời Tân Tổng thống?

    15:34, 24/06/2021

  • Iran đang cứu thỏa thuận hạt nhân hay khơi mào tranh chấp mới?

    Iran đang cứu thỏa thuận hạt nhân hay khơi mào tranh chấp mới?

    04:34, 04/07/2018

  • Châu Âu có cứu vãn được thỏa thuận hạt nhân Iran?

    Châu Âu có cứu vãn được thỏa thuận hạt nhân Iran?

    04:30, 10/05/2018

  • Tính toán của Trump khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

    Tính toán của Trump khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

    14:01, 09/05/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỹ và châu Âu "ra tay" cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO