Thỏa thuận hạt nhân Iran có gặp khó dưới thời Tân Tổng thống?

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù chính phủ Iran vẫn muốn có một thỏa thuận hạt nhân, nhưng việc khôi phục lại thỏa thuận cũ vào thời điểm này là không thể.

 người vừa được bầu làm tổng thống Iran,

Người vừa được bầu làm Tổng thống Iran, Ebrahim Raisi 

Mới đây, vòng đàm phán quan trọng giữa Mỹ và Iran về vấn đề hạt nhân đã kết thúc với rất ít tiến triển. Cùng với đó, trong lần công khai phát biểu kể từ cuộc bầu cử, Tổng thống mới của Iran, ông Ebrahim Raisi đã bác bỏ việc mở rộng thỏa thuận hạt nhân, trong trường hợp thỏa thuận cũ được cứu vãn. Tuy nhiên, ông Raisi đã nâng cao yêu cầu giảm trừng phạt để đổi lại việc Iran tuân thủ thỏa thuận

Được biết, ông Ebrahim Raisi là người có quan điểm cứng rắn với phương Tây. Chính vì vậy, việc một chính phủ dự kiến sẽ áp dụng một cách tiếp cận cứng rắn đối với các vấn đề đối nội và đối ngoại có thể ngăn cản cơ hội để chính quyền Tổng thống Biden khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với nước này.

Vali Nasr, giáo sư khoa học chính trị tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp của Đại học Johns Hopkins, nhận đinh, Iran sẽ không bao giờ đàm phán thứ gì ngoài thỏa thuận hạt nhân cũ. Chính vì vậy, ông Raisi còn không quan tâm tới các cuộc đàm phán tương lai. Đồng thời, việc ông Raisi sẽ trở thành tổng thống Iran đầu tiên bị chính quyền Mỹ trừng phạt trước khi lên cầm quyền sẽ làm tiến trình đàm phán sẽ trở nên khó khăn hơn.

Cùng với đó, một số rào cản khác vẫn còn cản trở như cách Mỹ cần đảm bảo rằng họ sẽ không rời bỏ thỏa thuận một lần nữa hay Liên minh châu Âu cần phải thực hiện các cam kết của họ. “Ông Trump và Cựu ngoại trưởng Mike Pompeo đã từng cho rằng một khi các lệnh trừng phạt bắt đầu đè bẹp Iran, các nhà lãnh đạo của nước này sẽ trở nên dễ thỏa hiệp hơn và đồng ý với các điều khoản có lợi hơn cho Mỹ và các đối tác phương Tây. Nhưng kết quả bầu cử của Iran có khả năng sẽ thay đổi mọi thứ nếu chính quyền ông Biden không có một cách tiếp cận khác”, chuyên gia này đánh giá.

Mặc dù điều này cũng có thể ảnh hưởng đến chính sách hạt nhân của Iran, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là chiến lược tổng thể, đặc biệt là cách tiếp cận của Tehran đối với tương lai của Kế hoạch hành động Toàn diện chung (JCPOA), sẽ thay đổi.

Các bên nối lại đàm phán hạt nhân Iran. Ảnh: Reuters

Các bên nối lại đàm phán hạt nhân Iran. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, một số ý kiến khác nhận định rằng, chính quyền Mỹ vẫn có thể tự tin vào triển vọng đạt được thỏa thuận do Lãnh tụ Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, người đã ký vào thỏa thuận năm 2015 mới là người đưa ra quyết định cuối cùng bất kể ai là Tổng thống. Chình vì vậy, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đã nhấn mạnh, “Quan điểm của Tổng thống và chúng tôi là nhà lãnh đạo tối cao của Iran sẽ là người quyết định.”

Mặt khác, mặc dù lập trường của ông Raisi thực sự cứng rắn hơn ông Rouhani, nhưng trên thực tế, ông Raisi không phản đối việc quay trở lại JCPOA. Điều này thể hiện rõ trong một cuộc tranh luận trên truyền hình được tổ chức trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2017, ông Raisi đã nhấn mạnh rằng bất kỳ chính quyền nào lên nắm quyền đều phải giải quyết vấn đề JCPOA.

Vì vậy, vấn đề của ông Raisi dường như phản ánh nhận thức chung của giới lãnh đạo Iran rằng, không nên tin tưởng Mỹ và câu trả lời cho cuộc khủng hoảng kinh tế Iran không nằm ở việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, mà ở việc áp dụng một "nền kinh tế kháng chiến" nhằm khuyến khích khả năng tự lực và sản xuất của Iran.

Việc quay trở lại thỏa thuận hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, với tư cách là Tổng thống, ông ấy có thể sẽ yêu cầu sự thỏa hiệp từ phía Mỹ để cải thiện tình hình kinh tế, vốn luôn là yếu tố chính dẫn đến thành công hay thất bại của bất kỳ vị Tổng thống Iran nào.

Ngoài ra, ông Raisi có thể nhận được sự ủng hộ từ phía nhà lãnh đạo Tối cao Khamenei so với các đời Tổng thống Iran trước đây. Mối quan hệ giữa ông Khamenei và bốn vị tổng thống dưới quyền của ông từ năm 1989 đến năm 2021 bao gồm Ali Akbar Hashemi Rafsanjani, Mohammad Khatami, Mahmoud Ahmadinejad và Hassan Rouhani đã trở nên phức tạp và căng thẳng trong một số trường hợp.

Tiến sĩ Raz Zimmt, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia (INSS) chuyên về Iran đánh giá, trong những năm qua, ông Khamenei đã sử dụng quyền lực và ảnh hưởng ngày càng tăng của mình để làm giảm quyền lực của các Tổng thống.

“Nhưng không giống như các cựu Tổng thống, ông Raisi có các quan điểm phù hợp với quan điểm của ông Khamenei về các vấn đề đối nội và đối ngoại. Tương tự, ông Khamenei dường như có lợi ích rõ ràng nếu đảm bảo sự thành công của ông Raisi trên cương vị Tổng thống”, ông cho biết.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thỏa thuận hạt nhân Iran có gặp khó dưới thời Tân Tổng thống? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711655386 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711655386 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10