"Cánh cửa" gia nhập NATO rộng mở hơn với Ukraine
Ngay sau khi Ukraine nộp đơn gia nhập NATO, 9 thành viên khối này là các nước có lịch sử liên quan đến Nga - đều đã lên tiếng ủng hộ Kiev.
>>Vì sao NATO chưa kết nạp Ukraine?
Mặc dù khả năng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Ukraine hiện nay không cao nhưng đã có 9 quốc gia thuộc khối này chính thức ủng hộ Kiev sau lá đơn của Tổng thống Zelensky.
Trong một tuyên bố chung ngày 2/10, lãnh đạo các nước Czech, Estonia, Latvia, Lithuania, Bắc Macedonia, Montenegro, Ba Lan, Romania và Slovakia đồng khẳng định: “Chúng tôi ủng hộ Ukraine trong việc phòng thủ chống lại chiến dịch quân sự của Nga, khuyến khích tất cả đồng minh tăng cường viện trợ”.
Tất cả các quốc gia có tín hiệu hồi đáp nói trên đều thuộc khu vực Đông - và một phần Bắc Âu, vùng lãnh thổ từng nằm trong tầm ảnh hưởng của Liên Xô cũ, mà Tổng thống Putin tự đặt ra nhiệm vụ khôi phục đế chế Nga rộng lớn.
Vì sao các nước Tây Âu và Nam Âu chưa lên tiếng? Riêng Mỹ đã tỏ bày quan điểm không nên kết nạp Ukraine tại thời điểm nhạy cảm này. Estonia và Latvia là những quốc gia tí hon chung đường biên giới Nga, nhận thấy mối nguy tiềm tàng từ thực tế tại Ukraine.
Litva, Slovakia, Rumani tiếp giáp với Ukraine, rõ ràng các nước này có lý do để lo lắng nếu Ukraine thua cuộc, nghĩa là biên giới Nga đến gần sát nách - không gì đảm bảo sẽ không bị tấn công vì nằm trong phạm vi ảnh hưởng Moscow.
Ba Lan là thành viên NATO chống Nga kịch liệt nhất kể từ đầu cuộc chiến cũng vì lý do tương tự. Ba Lan đã có bài học từ quá khứ, Đức quốc xã nổ súng tấn công nước này mở đầu thế chiến II.
Cả 9 quốc gia nói trên đều là những nước nhỏ, tiềm lực hạn chế, lại là thành viên NATO nên nghiễm nhiên trở thành “mối nguy an ninh” trong mắt Krenlin, cho nên dựa vào NATO là phương sách tối ưu nhất để kìm chế Nga.
Nếu Ukraine được NATO thu nhận thì phòng tuyến của khối này mạnh lên đáng kể, tạo ra bức tường vững chắc bảo vệ các thành viên Đông Âu. Đây là lý do để họ lập tức lên tiếng ủng hộ Kiev.
Tuy nhiên, Mỹ và những thành viên chủ chốt ở Tây Âu không vội vàng quyết định lá đơn của Ukraine. Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cho hay quy trình đăng ký tại Brussels “nên được thực hiện vào một thời điểm khác”. Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg không đưa ra bất kỳ cam kết nào.
Phương Tây chọn lựa cách thức đối đầu gián tiếp với Nga, hạn chế rủi ro chiến lược, kiểm soát căng thẳng có thể bùng nổ chiến tranh thế giới thứ ba, và nghiêm trọng hơn là chạy đua vũ trang dẫn đến sử dụng vũ khí hạt nhân.
Việc Nga phải căng mình chống đỡ trên nhiều mặt trận, trong khi Mỹ và châu Âu “tọa sơn quan hổ đấu” là thất bại mang tính hệ thống của ông Putin. Nước Nga suy yếu là thực tế khó chối cãi.
Những diễn biến mới nhất cũng phần nào cho thấy điều này. Sau khi lấy lại Lyman, quân Ukraine bắt đầu chọc thủng phòng tuyến phía Bắc Kherson, tái kiểm soát một số vùng đệm. Nếu vượt qua Kreminna, quân Ukraine sẽ tiến tới Svatovo, Rubizhne, Severodonetsk, Lysychansk và xa hơn nữa.
Kết quả trưng cầu dân ý tại 4 vùng lãnh thổ của Ukraine dường như không có tác dụng bình định lãnh thổ mà quân Nga mất rất nhiều sức lực để kiểm soát. Ukraine đã tấn công và tái chiếm một số khu dân cư ở Kherson. Liệu Moscow có đáp trả bằng tất cả lực lượng?
Có thể bạn quan tâm
Vì sao NATO chưa kết nạp Ukraine?
04:30, 03/10/2022
Ukraine xin gia nhập NATO, Nga sẽ trực diện đấu với NATO?
05:39, 02/10/2022
Mỹ- Nhật Bản thúc đẩy hình thành khối "NATO kinh tế"
04:00, 01/08/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: Liệu có xung đột quân sự NATO- Nga?
05:00, 08/07/2022
NATO- Nga đối đầu, mối nguy nào cho thế giới?
05:10, 01/07/2022
NATO lên “dây cót” nhằm vào Nga?
05:10, 30/06/2022
Phần Lan và Thụy Điển "rộng cửa" vào NATO, Nga sẽ "nhảy dựng"?
04:30, 30/06/2022