Cả Mỹ và Nhật Bản đang có ý định tiến tới thành lập khối "NATO kinh tế" để đối phó với Trung Quốc.
>>Chiến sự Nga- Ukraine: Liệu có xung đột quân sự NATO- Nga?
Ý tưởng về vùng "NATO kinh tế" đã manh nha xuất hiện khi Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Bob Menendez đã hỏi một phụ tá của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken về việc "tạo ra một phiên bản kinh tế theo kiểu quy định tại Điều 5 của Hiệp ước NATO".
Trước đó, Ngoại trưởng Anh Liz Truss đã đề xuất rằng: "G7 nên hoạt động như một vùng NATO kinh tế, cùng bảo vệ sự thịnh vượng của khối. Nếu nền kinh tế của một thành viên NATO đang bị nhắm mục tiêu bởi một đối thủ hiếu chiến, chúng ta nên hành động để hỗ trợ họ. Mọi người vì một người, một người vì mọi người".
Điều 5 của Hiệp ước NATO là cam kết của khối rằng "Một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều (các nước thành viên NATO) ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại toàn bộ khối NATO và sẽ vấp phải phản ứng từ các thành viên của khối, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực".
Kể từ khi NATO được thành lập vào năm 1949, lằn ranh đỏ được thiết lập bởi Điều 5 dưới sự hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự của Mỹ đối với các đồng minh châu Âu của họ đã ngăn chặn các cuộc tấn công quân sự đối với các thành viên NATO.
Ngày nay, các biện pháp trừng phạt kinh tế đã trở thành công cụ của phương Tây chống lại Nga vì cuộc chiến tại Ukraine cũng như phản ứng đối với các hành động được cho là vi phạm luật pháp quốc tế.
Trước khi chiến sự Nga- Ukraine bắt đầu, một Điều 5 theo Hiệp ước NATO trong lĩnh vực kinh tế là điều không tưởng. Bởi vì Hoa Kỳ và châu Âu đã có nhiều sự bất đồng trong việc đưa ra các lệnh trừng phạt đối với Nga. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa Mỹ và các đồng minh trong việc đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với chương trình hạt nhân của Iran và hiện tại là sự hợp tác chưa từng có trong việc trừng phạt Nga chứng tỏ rằng họ có thể làm việc cùng nhau.
>>NATO- Nga đối đầu, mối nguy nào cho thế giới?
Do đó, giới quan sát cho rằng, đây là lúc các cường quốc tận dụng cơ hội mà cuộc khủng hoảng Ukraine mang lại để các bên phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thống nhất về một phản ứng chung.
Mặc dù vậy, đánh giá về ý tưởng thành lập "NATO kinh tế", ông Bruce Stokes là một thành viên cấp cao tại Quỹ Marshall của Đức cho biết, sẽ rất khó để ý tưởng "NATO kinh tế" thành hiện thực. Cụ thể, ông nhận định, bước quan trọng nhất là việc quy định những hành động nào sẽ yêu cầu một phản ứng kinh tế tập thể.
"Các thành viên có thể cần rất nhiều thời gian để có thể đạt được sự đồng thuận về các biện pháp trừng phạt kinh tế để tránh gây ra những tác động tiêu cực ngược lại như câu chuyện năng lượng của Nga và phương Tây", ông Bruce Stokes nói.
Hiện tại, Mỹ và Nhật Bản đang lên kế hoạch tập hợp ảnh hưởng kinh tế của mình để ngăn Trung Quốc biến các nguồn lực khổng lồ của mình thành các chiến thắng chiến lược. Trong cuộc gặp Bộ Tứ bộ trưởng ngoại giao và kinh tế thuộc khuôn khổ Chương trình của Ủy ban tham vấn chính sách kinh tế Mỹ-Nhật Bản, các Bộ trưởng đã nhất trí rằng "các thực tế kinh tế của Trung Quốc" đòi hỏi Mỹ và Nhật Bản phải có một sự phản ứng chung và được chuẩn bị kỹ càng. Do đó, việc thành lập khối "NATO kinh tế" là một yêu cầu cấp bách trong bối cảnh hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Chủ tịch Hạ viện Mỹ dự kiến tới Đài Loan: Trung Quốc cảnh báo Mỹ "đừng đùa với lửa"
04:30, 29/07/2022
Mỹ tìm cách kiềm chế Trung Quốc ở Ấn Độ- Thái Bình Dương
04:00, 27/07/2022
Trung Quốc và Mỹ “dằn mặt” nhau trên Biển Đông
05:00, 15/07/2022
Đài Loan sẽ ra sao trong kế hoạch “phục hưng Trung Quốc”?
05:10, 09/07/2022