IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống còn 4,4% và của nhóm ASEAN-5 xuống còn 4,9%
>>IMF cảnh báo nợ của Trung Quốc, cắt giảm dự báo tăng trưởng xuống còn 4,4%
Các chuyên gia của IMF cảnh báo những thách thức kinh tế lớn nhất của châu Á sẽ là nợ gia tăng khi lãi suất tiếp tục tăng. Các cảnh báo này được đưa ra khi IMF cắt giảm các dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong tuần này và cảnh báo năm 2023 sẽ giống như một suy thoái đối với nhiều nền kinh tế trên thế giới.
Trao đổi với CNBC, Phó Giám đốc IMF Anne-Marie Gulde-Wolf nhận định: “Nợ đã tăng lên ở châu Á. Đầu tiên, nợ khu vực tư nhân đã tăng lên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng sau đó kể từ giai đoạn COVID-19, nợ khu vực công cũng đã tăng lên. Vì vậy, bất cứ điều gì làm thay đổi lãi suất toàn cầu đều tạo thêm sóng gió cho các nền kinh tế châu Á”.
Bất ổn kinh tế toàn cầu sẽ xuất hiện trong năm 2013 khi các nhà đầu tư phản ứng với kế hoạch chấm dứt nới lỏng định lượng (QE) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bằng cách nhanh chóng bán bớt trái phiếu, khiến giá trái phiếu lao dốc.
IMF cũng lưu ý rằng tình trạng khó khăn đang phổ biến ở nhiều quốc gia ở châu Á, và những quốc gia có đồng tiền giảm giá so với đồng đô la Mỹ có thể phải chịu một cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt sâu hơn. Ví dụ, đồng đô la Mỹ đang dao động gần mức cao nhất trong 24 năm so với đồng yên.
IMF dự đoán tăng trưởng GDP thực của châu Á sẽ đạt 4% trong năm 2022, thấp hơn nhiều so với mức 6,5% của năm 2021. Bên cạnh đó, tổ chức này cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc xuống còn 4,4%, giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo hồi được đưa ra hồi tháng 7/2022. Theo IMF, tăng trưởng GDP của Việt Nam cao nhất trong nhóm 5 nền kinh tế mới nổi trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN-5), gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Nhóm ASEAN-5 được dự báo tăng trưởng 5,3% trong năm nay, so với mức 3,4% vào năm 2021 nhưng sẽ tụt xuống 4,9% trong 2023.
>>IMF: Kinh tế hồi phục nhanh nhưng cần thận trọng rủi ro lạm phát
Đây là lần thứ 4 IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực này, trong bối cảnh thế giới bất ổn và nhiều nền kinh tế lớn đang chìm trong lạm phát cao hoặc/và suy giảm tăng trưởng như châu Âu, Mỹ và Trung Quốc.
Khi được hỏi liệu cuộc khủng hoảng trái phiếu ở Anh có gây ra tác động dây chuyền đến các nền kinh tế châu Á hay không, bà Anne-Marie Gulde-Wolf cho biết cuộc khủng hoảng trái phiếu ở Anh sẽ có tác động hạn chế đến thị trường châu Á mặc dù bất cứ điều gì tạo ra sự hỗn loạn trên thị trường tài chính đều tác động đến các nền kinh tế khác.
Khi nhiều nền kinh tế châu Á như Nhật Bản mở cửa, sự di chuyển của con người tăng lên sẽ tạo ra hoạt động kinh tế và có thể làm giảm nguy cơ suy thoái. IMF cũng chỉ ra rằng nền kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng yếu hơn cũng sẽ góp phần làm giảm lạm phát cốt lõi trong khu vực.
Có thể bạn quan tâm
IMF: Kinh tế hồi phục nhanh nhưng cần thận trọng rủi ro lạm phát
03:04, 09/07/2022
IMF cảnh báo nợ của Trung Quốc, cắt giảm dự báo tăng trưởng xuống còn 4,4%
13:00, 24/04/2022
Khủng hoảng nợ Sri Lanka: Chính phủ tìm kiếm các khoản vay từ IMF
13:30, 18/04/2022
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: WB và IMF viện trợ cho Ukraine, trừng phạt Nga
04:30, 08/04/2022