IMF cảnh báo nợ của Trung Quốc, cắt giảm dự báo tăng trưởng xuống còn 4,4%

Diendandoanhnghiep.vn Việc điều chỉnh được đưa ra trong bối cảnh các phương tiện truyền thông Trung Quốc đang nỗ lực giảm bớt lo ngại về triển vọng tăng trưởng chậm lại của đất nước.

>> Chậm gói kích thích, kinh tế mất đà phục hồi

Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra dự báo, nền kinh tế Trung Quốc có thể chịu nhiều tác động nghiêm trọng hơn trong những tuần tới, khi Bắc Kinh thúc đẩy quá trình kiểm soát dịch COVID-19, đồng thời điều chỉnh giảm ước tính tăng trưởng GDP của Trung Quốc cho năm 2022 từ 4,8% (hồi tháng 1) xuống 4,4%, với lý do kinh tế ngày càng trầm trọng hơn.

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã bị chậm lại đáng kể từ tháng 3, khi Trung Quốc phải đối mặt với đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã bị chậm lại đáng kể từ tháng 3, khi Trung Quốc phải đối mặt với đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất

IMF dự kiến một cuộc suy thoái kéo dài ở Trung Quốc có thể bộc lộ những điểm yếu về cơ cấu như nợ chính quyền địa phương cao, đòn bẩy phát triển bất động sản, nợ hộ gia đình và hệ thống ngân hàng “mỏng manh”.

“Ngoài ra, sự kết hợp của nhiều biến thể dễ lây lan hơn cùng chính sách zero COVID nghiêm ngặt có thể tiếp tục cản trở hoạt động kinh tế. Sự gián đoạn lớn hơn sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại chính bao gồm cả việc phong toả hoạt động tại các cảng”, IMF cho biết trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất.

Ngày 18/4, Trung Quốc đã báo cáo tăng trưởng GDP quý đầu tiên năm 2022 là 4,8% trong, tăng từ 4% của quý trước, nhưng cách xa mục tiêu cả năm là khoảng 5,5%. Mặc dù quý 1 tăng trưởng tương đối mạnh, nhưng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã bị chậm lại đáng kể từ tháng 3, khi Trung Quốc phải đối mặt với đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất trong hai năm.

Trung tâm tài chính Thượng Hải bị phong toả và sự bùng phát rải rác trên khắp đất nước đang gây thiệt hại nghiêm trọng, trong khi nhiều quốc gia đã nới lỏng các hạn chế về dịch bệnh.

Thông tin từ Tân Hoa Xã cho hay, cuộc sống của người dân là ưu tiên và Bắc Kinh có thể đạt được sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với kiểm soát đại dịch. Bởi so với phần còn lại của thế giới, nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi mạnh mẽ trong quý 2/2020 từ đợt bùng phát ban đầu nhờ các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt.

“Các biện pháp kiểm soát và đóng cửa chắc chắn sẽ gây ra tác động kinh tế ngắn hạn, nhưng hoạt động chống dịch của đất nước nhằm khẳng định thêm rằng, các biện pháp kiểm soát tạm thời là cần thiết để việc nới lỏng có thể diễn ra. Chúng ta nên duy trì chính sách zero-COVID năng động để ngăn chặn đại dịch hiện tại càng sớm càng tốt, đồng thời phải nắm bắt cơ hội trong quý 2 để thực hiện mọi biện pháp giúp ổn định nền kinh tế”, Tân Hoa xã nhận định.

Theo các nhà phân tích, tác động từ các chính sách kiềm chế cứng rắn của Trung Quốc khó có thể được phản ánh trong dữ liệu kinh tế sau này. Nhưng khi những thách thức ngày càng gia tăng, đã diễn ra các cuộc tranh luận gay gắt về việc, liệu có cần một đợt kích thích kinh tế tức thì để bù đắp những khó khăn, thậm chí có thể tăng trong nửa cuối năm hay không.

Macquarie Group cho biết, dữ liệu kinh tế trong tháng 4 được dự báo sẽ còn tồi tệ hơn nữa, vì việc đóng cửa ở Thượng Hải mới chỉ bắt đầu từ ngày 28/3. “Omicron và cuộc chiến Nga - Ukraine đã khiến các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc bất ngờ, chỉ vài ngày sau khi họ công bố mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng vào ngày 5/3”.

Standard Chartered cũng đã giảm dự báo tăng trưởng GDP quý 2 xuống 3,5% từ mức 5% cùng kỳ năm ngoái. Ngân hàng này cũng cắt giảm dự báo cả năm xuống 5% từ 5,3%, với lý do các đợt bùng phát Covid-19 đang diễn ra và các đợt đóng cửa nghiêm ngặt có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế trong những tuần tới.

>> “Co kéo” giảm lãi suất cho vay

Theo công bố của Cục Thống kê Quốc gia (NBS), ngành lưu trú và ăn uống tại nước này đã giảm 0,3%, được điều chỉnh theo mức độ lạm phát trong 3 tháng đầu năm xuống 386,1 tỷ Nhân dân tệ (60,5 tỷ USD) so với một năm trước đó, đây là đợt giảm đầu tiên kể từ năm 2020. Đồng thời tỷ lệ thất nghiệp ở 31 thành phố lớn đã tăng lên mức cao kỷ lục 6%, vượt qua mức cao nhất trước đó là 5,9% vào tháng 5/2020.

Tân Hoa Xã cho biết áp lực về việc làm đang gia tăng và cần có các công cụ mạnh hơn để ổn định thị trường việc làm. Ngoài ra, gián đoạn sản xuất và vận tải, cùng với phí vận chuyển tăng cao, sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến xuất nhập khẩu. Do đó, các nhà chức trách cũng phải ổn định kỳ vọng kinh doanh, theo dõi chặt chẽ thị trường để ngăn chặn sự biến động giá lớn và thúc đẩy các cải cách để giữ chân các công ty nước ngoài.

Trước các áp lực, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã ngừng giảm lãi suất cho vay cơ bản (LPR) trong cả tháng 3 và tháng 4, nhưng cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc - một động thái được các nhà phân tích coi là thận trọng.

Trong một khảo sát của Bloomberg, 9 trong số 16 nhà kinh tế dự đoán, LPR một năm sẽ bị cắt giảm 5-10 điểm cơ bản và LPR trong 5 năm được dự báo sẽ giảm xuống 4,55% từ mức 4,6%.

Ngân hàng Pháp Natixis đánh giá, cách tiếp cận tiền tệ thận trọng cũng phản ánh những lo ngại của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc về chênh lệch lợi suất thu hẹp nhanh chóng với Mỹ, cũng như kỳ vọng rằng, chính sách tài khóa cũng có thể chia sẻ trách nhiệm nhiều hơn trong việc hỗ trợ tăng trưởng ở thời điểm hiện tại. “Tựu trung lại, khi tập trung vào môi trường khó khăn hơn cho tháng 3 và việc thiếu các biện pháp kích thích rất lớn cho đến nay, chúng tôi thấy rằng nền kinh tế Trung Quốc không dễ dàng đạt được mục tiêu tăng trưởng 5,5% đã công bố trong hai phiên họp trước đó”.

Việc Trung Quốc tiến hành phong tỏa một số thành phố lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với ngành thủy sản tại Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ thủy sản giảm đột ngột . Sản lượng thủy sản tiêu thụ qua kênh nhà hàng, trường học, khách sạn chiếm khoảng 50 - 60% tổng sản lượng tiêu thụ; do đó, khi các kênh này đóng cửa sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu cá tra và tôm từ Việt Nam.

Ngoài ra, việc Trung Quốc phong tỏa một số thành phố lớn, các trung tâm sản xuất, thương mại… sẽ làm hạn chế hoạt động giao thương giữa hai nước, từ đó làm sụt giảm sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống Cảng Việt Nam. Tác động sẽ tiêu cực hơn đối với nhóm doanh nghiệp Cảng miền Bắc vì tỷ trọng lớn sản lượng thông qua Cảng là phục vụ các tuyến từ/đến các cảng trung chuyển Trung Quốc thay vì phục vụ hàng hóa đi Mỹ, Châu Âu như ở miền Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết IMF cảnh báo nợ của Trung Quốc, cắt giảm dự báo tăng trưởng xuống còn 4,4% tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714089041 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714089041 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10