Mở kho dự trữ chiến lược, Mỹ đủ sức điều tiết giá dầu?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 29/10/2022 02:00

Sau khi không thể thuyết phục các nước xuất khẩu dầu tăng sản lượng, Tổng thống Mỹ “hạ lệnh” xuất 15 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược (SPR) để bình ổn thị trường.

p/Mỹ lại mở kho dự trữ dầu mỏ chiến lược nhằm “hạ nhiệt” giá dầu.p/(Xe tải chở dầu thô tới nhà máy lọc dầu ở Mỹ. Ảnh: AFP)

Mỹ lại mở kho dự trữ dầu mỏ chiến lược nhằm “hạ nhiệt” giá dầu. (Xe tải chở dầu thô tới nhà máy lọc dầu ở Mỹ. Ảnh: AFP)

>> “Cuộc chiến” giá dầu, phần thắng thuộc về ai?

SPR có trữ lượng khoảng 568 triệu thùng dầu, tương đương sản lượng tiềm năng toàn phần của Romania, Tukmenistan thuộc top giữa trong 100 quốc gia được xếp hạng về nguồn tài nguyên này.

“Muối bỏ bể”

SPR là sáng kiến nhằm cứu vãn khủng hoảng năng lượng vào năm 1975. Đến nay, Mỹ đã xuất kho SPR khoảng 20 lần. Kết quả thu lại không nhiều, nhất là khả năng điều tiết thị trường ngoại biên.

Chính quyền Mỹ đã hai lần mở kho SPR trong năm 2021- 2022, trong đó 20 triệu thùng vào tháng 11/2021 và 30 triệu thùng trong tháng 3 năm nay. Mặc dù có một số ý nghĩa nhất định nhưng động thái này không giải quyết được cục diện thị trường.

Sau đợt xuất kho SPR cuối năm ngoái, giá dầu giảm chút ít và tăng trở lại sau đó 2 tháng. Đợt xả kho tháng 3 không thể ngăn chặn hiệu ứng lan truyền sau khi Nga phát động chiến sự ở Ukraine.

Với quy luật kinh tế thông thường, tăng nguồn cung, “hạ nhiệt” cầu sẽ giúp giá cả giảm xuống. Nhưng dầu mỏ là một loại thị trường đặc biệt, vận hành rất phức tạp. Bên dưới dòng dầu là tranh giành ảnh hưởng, phân chia quyền lực.

>> Cuộc chiến giá dầu tiếp tục "leo thang"

Bằng chứng là khi giá dầu giảm nhưng giá xăng không giảm; khả năng khủng hoảng kinh tế toàn cầu lên tới 98% nhưng nhu cầu năng lượng vẫn ở mức cao; OPEC+ bất ngờ ra quyết định có lợi cho Nga,…

Bài test quyền lực Mỹ

Khả năng điều tiết giá dầu lần này của Mỹ là bài kiểm tra rất nghiêm khắc đối với quyền lực kinh tế Mỹ; đồng thời đặt ra bài toán rất lớn: Washington còn có thể lãnh đạo thế giới giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng?

Đầu tiên, hệ thống petrodollars nhằm mục đích kiểm soát mọi giao dịch dầu mỏ trên toàn cầu, lần này không phát huy tác dụng. OPEC+ quyết định “vỗ mặt” nhưng Nhà trắng chưa tung đòn trả đũa, vì lợi bất cập hại.

Sau khủng hoảng năng lượng 1973, người Mỹ tìm cách tự chủ năng lượng. Đến năm 2018, Mỹ trở thành nước sản xuất dầu và khí lớn nhất thế giới. Về lý thuyết, Mỹ đã đạt được “độc lập về năng lượng” nhưng chỉ trên mặt giấy tờ.

Vì sao Mỹ không sản xuất dầu đá phiến? Tờ The Atlantic trích lời một số nhân vật trong ngành dầu đá phiến rằng họ cũng không thèm mở mỏ mới ngay cả khi giá dầu lên mức 150 USD/thùng. Vấn đề ở đây là chi phí đầu vào quá cao trong bối cảnh FED tăng lãi suất; COP26 cắt giảm tài chính cho dự án năng lượng hóa thạch.

Giới vận động hành lang ở Mỹ đạt được mục đích trong lộ trình xả kho SPR, sau đó huy động ngân sách cam kết thu mua từ các nhà sản xuất trong nước; kích thích công ty dầu đá phiến hoạt động trở lại. n

Có thể bạn quan tâm

  • Giảm áp lực giá dầu - Cần chính sách hỗ trợ các ngành kinh tế chịu tác động

    Giảm áp lực giá dầu - Cần chính sách hỗ trợ các ngành kinh tế chịu tác động

    04:00, 20/09/2022

  • Áp trần giá dầu Nga khó

    Áp trần giá dầu Nga khó "hạ nhiệt" giá dầu

    11:26, 16/09/2022

  • Giá dầu thế giới và giải pháp ứng phó của Việt Nam

    Giá dầu thế giới và giải pháp ứng phó của Việt Nam

    04:00, 10/09/2022

  • Biến động giá dầu và phép thử của nền kinh tế

    Biến động giá dầu và phép thử của nền kinh tế

    02:00, 09/09/2022

  • Giá dầu vượt giá xăng, sử dụng công cụ điều chỉnh nào để bình ổn?

    Giá dầu vượt giá xăng, sử dụng công cụ điều chỉnh nào để bình ổn?

    11:32, 08/09/2022

TRƯƠNG KHẮC TRÀ