Áp trần giá dầu Nga khó "hạ nhiệt" giá dầu

Diendandoanhnghiep.vn Trong cơn túng thiếu năng lượng khi mùa đông sắp đến, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã quyết định áp trần giá dầu Nga nhằm giúp thị trường dầu “hạ nhiệt”.

Cơ chế áp giá trần không phải biện pháp thay thế các lệnh trừng phạt trước đây của G7 đối với dầu Nga, mà sẽ được thực hiện đồng thời.

 G7 đã quyết định áp trần giá dầu Nga. Ảnh: Reuters

G7 đã quyết định áp trần giá dầu Nga. Ảnh: Reuters

>> "Cú sốc" nào cho thị trường nếu Nga bị áp trần giá dầu?

Hãm “cổ máy chiến tranh”

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki tiết lộ, quyết định nói trên của G7 sẽ có hiệu lực từ ngày 5/12 tới đối với dầu thô và từ ngày 5/2/2023 với các sản phẩm tinh chế từ dầu. Tuy vậy, mức giá trần vẫn là một ẩn số.

Áp trần giá dầu đối với Nga được xem như một gói cấm vận. Biện pháp này hạn chế nguồn thu của Moscow từ dầu mỏ, đánh vào lĩnh vực kinh tế duy nhất đóng vai trò như “cỗ máy chiến tranh”.

Một mặt, G7 sẽ đơn phương ban hành khung giá đối với mỗi đơn vị dầu Nga được bán trên thị trường. Theo Bộ Tài chính Mỹ, tỷ lệ chiết khấu tính riêng đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế, có thể được điều chỉnh thường xuyên. Đặc biệt, G7 có thể còn cấp “hạn ngạch” cho các công ty năng lượng tại Nga.

Mặt khác, các hãng bảo hiểm không cung cấp dịch vụ cho hoạt động xuất khẩu dầu của Nga. Đối với công cụ này, những công ty tại Anh nắm lợi thế tuyệt đối, đã được kích hoạt từ tháng 5. Như vậy, giao dịch dầu Nga trở nên mạo hiểm, khiến không nhiều khách hàng sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, cơ chế này khó thành công, thậm chí gây thêm bất ổn đối với thị trường năng lượng toàn cầu. Do đó, cơ chế này khó làm hạ nhiệt giá dầu.

>> Giá dầu thế giới và giải pháp ứng phó của Việt Nam

Lấy mỡ nó rán nó!

Châu Âu đã và đang tìm mọi cách lấp đầy kho chứa năng lượng chuẩn bị cho mùa đông sắp tới, trong khi Nga đã cắt vô thời hạn lưu lượng dầu trên đường ống “Phương Bắc 1”. Thật trùng khớp, thời điểm áp giá trần dầu Nga cũng là lúc bắt đầu mùa đông ở “lục địa già”.

G7 cũng chỉ là một nhóm các quốc gia đang khát năng lượng, nghĩa là còn nhiều khách hàng tiềm năng như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh,… đang sẵn sàng mua dầu Nga như đã diễn ra từ trước tới nay. Thật khó để thuyết phục 35 quốc gia trung lập chơi theo luật chưa có tiền lệ của G7.

Dòng năng lượng Nga tìm mọi cách né tránh thiệt hại, tất yếu nảy sinh “thị trường xám”, giao dịch bằng hợp đồng giao ngay, không có bảo hiểm, phân phối hàng cho bên thứ ba. Trong khi đó, rất nhiều “cá mập” sẵn sàng nhảy vào mua đi, bán lại kiếm chênh lệch. Top 10 công ty dầu khí lớn nhất hành tinh có 6 cái tên ở châu Âu và Mỹ.

Không ai chắc chắn các quốc gia châu Âu sẽ không tìm cách đi “cửa sau” để mua dầu từ thị trường phi chính thức. Đây cũng là một cách tìm nguồn cung giá rẻ, nhưng bề ngoài vẫn tỏ ra cứng rắn với Nga.

Hiện nay, thị trường dầu mỏ được chia thành 3 mảng sáng lẫn tối: giá G7 áp đặt, giá cung - cầu thông thường và giá “chợ đen”. Ai được quyền tiếp cận mức giá tốt nhất? G7 điều phối cơ chế này như thế nào? Không có gì là rõ ràng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Áp trần giá dầu Nga khó "hạ nhiệt" giá dầu tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714037564 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714037564 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10