Chiến sự Nga- Ukraine: Thách thức an ninh Châu Âu
Tất cả nguyên nhân khủng hoảng địa chính trị đều quy về cuộc chiến ở Đông Âu. Nhưng thực tế đó chỉ là hiện tượng phản ánh bản chất quan hệ Nga - châu Âu.
>>NATO như "hổ thêm cánh", Nga sẽ đối phó thế nào?
Những cuộc chiến tranh lớn nhất đều xuất phát từ châu Âu - trung tâm của văn minh nhân loại. Chính vì vậy, mọi bất ổn ở châu lục này đều được coi là mối nguy với toàn cầu. Chiến sự Nga - Ukraine một lần nữa cho thấy điều đó.
Quan điểm phổ biến đã nghiêng về thực tế khó thu xếp hòa bình ổn định ở Đông Âu trong ngắn hạn. Vậy nên, có một nhu cầu cấp thiết là phải xem xét về lâu dài và phát triển các chính sách đối với cả Nga và Ukraine dựa trên suy luận logic rằng, chiến sự Nga- Ukraine sẽ kéo dài.
Thời kỳ ổn định, thịnh vượng phải chăng đã và đang trôi qua? Tất cả các chính phủ trên thế giới cần phải suy ngẫm về tương lai mà trong đó ranh giới giữa chiến tranh và hòa bình bị xóa nhòa. Và trong bối cảnh như thế, việc Washington và Brussels tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine; duy trì sức ép với Nga có phải là cách tốt nhất giảm thiểu rủi ro xung đột vũ trang lan rộng?
Cân bằng giữa chính sách của châu Âu, Ukraine với chính sách của Nga sẽ là một thách thức trong dài hạn, nhưng cả hai nỗ lực đều cần thiết cho tương lai của an ninh châu Âu.
Một trong những mấu chốt là Nga và châu Âu ngày càng cách xa nhau về quan điểm an ninh quốc gia, các vấn đề chính trị, xã hội trong châu lục. Sự khác biệt bị đẩy lên thành mâu thuẫn, thể hiện rõ bằng hành động.
Khung khổ của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) thành lập từ năm 1973 không có “ghế” cho Moscow. Chính vì thế mà Ngoại trưởng Nga Lavrov đã cáo buộc phương Tây đã thâu tóm và phân tán phạm vi hoạt động của OSCE thành các định dạng hẹp. Ngoại trưởng Nga ám chỉ tổ chức này coi Kremlin là đối trọng.
Cộng đồng chính trị châu Âu (EPC) hoàn toàn không có bóng dáng của Nga. Thượng đỉnh lần thứ nhất EPC tại Praha không mời Nga và Belarus. Chính vì thế, người Nga hoài nghi phương Tây xây dựng cấu trúc an ninh mang tính đối đầu với Moscow.
Đặc biệt, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), được coi là phương tiện để Mỹ khẳng định sức mạnh quân sự ở châu Âu - vẫn giữ nguyên bản chất và phương châm hành động, cho dù đối thủ lớn nhất là Liên Xô không còn.
Tại sao Washington vẫn duy trì NATO? Vì sao tổ chức này chỉ khuếch trương ảnh hưởng về phía Đông châu Âu mà không phải nơi nào khác? Nhà trắng không tin nước Nga trong tay ông Putin sẽ đi đúng lộ trình dân chủ, nhân quyền kiểu tư bản.
>> Nga muốn thắng Ukraine bằng vũ lực!
Phương Tây nhìn nước Nga như một nơi nuôi dưỡng quan điểm chính trị đối lập, có thể lan truyền phổ biến những khuynh hướng phương hại đến hệ giá trị đã giúp Mỹ thống trị thế giới.
Như vậy, có thể thấy châu Âu vẫn quyết tâm duy trì và phát triển các thể chế an ninh mang bản sắc “bài Nga” cho dù lực lượng quân sự khi cần, phải triển khai ở quy mô lớn vẫn phụ thuộc vào NATO và Mỹ.
Nước Nga đã dịch chuyển ra thành một cực ở châu Âu, nhìn về những sáng kiến an ninh dày đặc của EU khiến Moscow không thể nào an tâm. Do đó, cuộc chiến ở Ukraine phản ánh rõ ràng mâu thuẫn này.
Nói cách khác, chiến sự Nga - Ukraine là “sản phẩm” của những mâu thuẫn trầm trọng ở thượng tầng kiến trúc. Viện trợ vũ khí hay dàn xếp đàm phán chỉ là biện pháp “nóng tay bắt lỗ tai” của các bên.
An ninh châu Âu phụ thuộc vào Mỹ - cho đến chừng nào đại cường bên kia bờ Thái Bình Dương thay đổi chính sách đối ngoại một cách triệt để. Nhiều nhà phân tích đặt câu hỏi: Liệu Nga và EU có thể chung sống thuận hòa?
Câu trả lời là: Điều đó chỉ có thể làm được khi châu Âu tự đi bằng đôi chân của mình, tự chịu trách nhiệm với tàn dư chính sách có khuynh hướng loại trừ Nga. Và khi và chỉ khi EU thấy cần thiết phải chỉnh sửa cấu trúc chính sách an ninh nội khối.
Chính thể ông Zelensky đã rơi vào thế rất khó, Kiev ngày càng mất quyền tự quyết, họ chỉ còn một lối thoát duy nhất trước mắt, cần nhiều hơn vũ khí và tiền bạc để không thua cuộc chiến này!
Có thể bạn quan tâm
Châu Âu "rạn nứt" vì chiến sự Nga - Ukraine
04:30, 13/12/2022
Châu Âu đối mặt mùa đông thiếu điện
04:00, 09/12/2022
Quan hệ Mỹ- Châu Âu "rạn nứt" vì đạo luật IRA và khí đốt
13:35, 01/12/2022
Xây “căn cứ địa” thực phẩm ngay “trong lòng” châu Âu
05:00, 25/10/2022
Châu Âu chật vật đối phó khủng hoảng năng lượng
03:30, 11/10/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: "Lá bài" chính trị mới châu Âu đe dọa Nga
04:27, 09/10/2022
Châu Âu và thách thức làm đầy kho dự trữ khí đốt
04:00, 07/10/2022