Nga đã chọn kịch bản kết thúc chiến sự Nga - Ukraine?
Nga hoàn toàn có thể chọn cách củng cố các mục tiêu chiếm được ở Donbass và tuyên bố kết thúc "chiến dịch quân sự đặc biệt" để vô hiệu hóa phương Tây.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Ba yếu tố tác động đến cục diện
Với việc Mỹ và phương Tây đưa đến Ukraine 321 xe tăng chiến đấu hiện đại nhất, giới phân tích tình hình chiến sự Nga - Ukraine, trong đó có Giáo sư Michael McFaul, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli tại Đại học Stanford, cho rằng: Mỹ và NATO nên hướng tới bước đột phá trên chiến trường trong năm 2023 để khép lại chiến tranh. Các bước đột phá đó có thể bao gồm viện trợ nhiều vũ khí tiên tiến hơn, nhiều biện pháp trừng phạt hơn đối với Nga và nhiều viện trợ kinh tế hơn cho Ukraine.
Tuy nhiên, nếu sự hỗ trợ gặp trục trặc, cuộc chiến sẽ kéo dài, trong trường hợp này Moscow mới là bên có lợi. Tổng thống Putin vẫn vững vàng trên ngôi vị quyền lực, ông có thể huy động nhiều hơn nguồn lực từ quốc nội cho cuộc chiến ở Ukraine. Trong khi phương Tây không phải khi nào cũng tìm kiếm được tiếng nói chung.
Nga vẫn còn nguồn lực lớn với số lượng tân binh lên tới vài trăm nghìn người chưa tham gia hết vào chiến trường ở Ukraine. Đặc biệt, ngành công nghiệp quốc phòng Nga sẽ tìm thấy lối thoát, bằng mọi mối quan hệ để tiếp cận công nghệ tinh vi của phương Tây.
Những gì đã xảy ra gần 1 năm cho thấy, Ukraine lúc này không thể tự lực cánh sinh đài thọ cho chiến tranh. Nguồn viện trợ từ đồng minh giúp quân đội ông Zelensky mạnh lên nhưng không thể duy trì lâu dài. Hao tổn chiến trường khủng khiếp đòi hỏi sự tiếp tế liên tục.
>> Chiến sự Nga- Ukraine: Mỹ đã thực sự tham chiến?
Nói cách khác, viện trợ nhỏ giọt và cẩn trọng không mang lại kết quả đủ để định đoạt cục diện chiến sự Nga- Ukraine. Dĩ nhiên, những gì xảy ra cuối cùng mới có tiếng nói trọng lượng. Nếu Kiev thua cuộc đồng nghĩa với thất bại của Mỹ và phương Tây, nguồn lực khổng lồ coi như đổ sông đổ bể.
Do vậy, quyết định “chơi lớn” của Mỹ, Đức, Anh, Hà Lan là nỗ lực tránh dẫn đến kịch bản bất lợi. Hiện các quốc gia này đã cũng cấp Abram, Challenger, Leopard, và không loại trừ khả năng cả tên lửa tầm xa ATACMS tầm bắn trên 400km, hệ thống tên lửa phóng đa hướng (GMLR), chiến đấu cơ F16, tàu ngầm, chiến hạm,…
Thậm chí, các học giả phương Tây còn tính đến tương lai cho lực lượng răn đe sau cuộc chiến, ở đó không quân Ukraine cần sử dụng tuyệt đối khí tài Mỹ và châu Âu thay vì phương tiện có gốc gác từ thời Liên Xô.
Loạt vũ khí hạng nặng đến Ukraine, phía Nga chỉ phản ứng ngắn gọn là “nguy hiểm”, hoàn toàn không giống với những lần trước đây, Kremlin dọa leo thang chiến tranh, sử dụng vũ khí hạt nhân.
Vấn đề thực sự nguy hiểm khi hệ thống truyền thông Nga bỗng nhiên…kiệm lời! Tổng thống Putin đang toan tính gì? Theo các chuyên gia, Moscow sẽ gia cố các mục tiêu Bakhmuit, Soledar, Zaporizhia và tuyên bố kết thúc “chiến dịch quân sự đặc biệt” trước khi lực lượng tăng thiết giáp của Ukraine có thể hoạt động.
Nhận định này không phải không có lý, bởi mục tiêu khả dĩ nhất của Nga trong cuộc chiến này là kiểm soát tốt vùng Donbass. Rõ ràng đối đầu toàn diện với NATO không phải là phương án khôn ngoan với bất cứ lực lượng quân sự nào hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine: Đòn hiểm từ xe tăng thế hệ mới
04:00, 28/01/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Ba yếu tố tác động đến cục diện
04:30, 25/01/2023
Từ chiến sự Nga - Ukraine nghĩ về pháp lý quốc tế
04:30, 20/01/2023
Châu Âu biến đổi ra sao sau chiến sự Nga - Ukraine?
04:30, 19/01/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Nga chuẩn bị "chơi lớn"?
04:00, 10/01/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Viện trợ của Mỹ và phương Tây sẽ thế nào?
03:30, 06/01/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Sức ép viện trợ của Mỹ và phương Tây
21:29, 05/01/2023