Châu Âu biến đổi ra sao sau chiến sự Nga - Ukraine?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 19/01/2023 04:30

Một năm đầy sóng gió với châu Âu đã trôi qua và những thách thức vĩ mô dài hạn vẫn còn đó, không chỉ là năng lượng, chuỗi cung ứng hay lạm phát.

Châu Âu rơi vào tình thế khó trong cuộc cạnh tranh Nga - Mỹ

Châu Âu rơi vào tình thế khó trong cuộc cạnh tranh Nga - Mỹ

>>Chiến sự Nga- Ukraine: Thách thức an ninh Châu Âu

Bất ổn ở Châu Âu bắt đầu từ khủng hoảng nợ công năm 2010 cho đến khi phong trào từ bỏ mô hình Liên minh rầm rộ ở Anh, Áo, Italy. Đã xuất hiện luồng quan điểm cho rằng, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt đỉnh cao và đến hồi phân rã.

Điều đó tác động không nhỏ đến các ý tưởng xây dựng liên minh khu vực và châu lục như Đông Nam Á, Liên minh châu Á, Liên minh châu Phi. Dịch bệnh COVID-19, chiến sự Nga- Ukraine càng phơi bày thêm điểm yếu của “lục địa già” về năng lượng, an ninh và hệ thống kinh tế, xã hội.

Với những gì châu Âu đang nỗ lực, lại đặt ra hai luồng quan điểm: Thứ nhất, châu lục này đang hồi sinh mạnh mẽ; thứ hai,  đó chỉ là hành động mạnh mẽ cuối cùng. Nhưng hãy xem: Vài ngày sau khi Nga phát động chiến sự ở Ukraine, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố một “bước ngoặt” trong chính sách đối ngoại của Berlin, quay trục 180 độ với Nga, chủ động cắt đứt hợp tác năng lượng và an ninh.

Cựu Thủ tướng Đức, Angela Merkel và Tổng thống Putin hơn 10 năm bất chấp phản đối từ Mỹ, nỗ lực xây dựng đường ống North Stream 2 với hy vọng giải quyết triệt để bài toán năng lượng; đặt nền móng vững chắc cho kinh tế Nga.

Sau ngày 24/2/2022, người kế nhiệm bà Merkel là ông Scholz không chỉ từ bỏ dự án gây tranh cãi mà còn cắt giảm sự phụ thuộc vào Nord Stream 1, một đường ống dẫn dầu rất quan trọng đã hoạt động từ năm 2011.

Ngoài ra, Berlin lên kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng bằng cách tạo ra một khoản 100 tỷ euro để hiện đại hóa quân đội. Nước này đã vượt những điều “nhạy cảm” trước đây bằng cách gửi vũ khí sát thương trực tiếp đến Kiev và trở thành một trong những nhà tài trợ hào phóng nhất của EU cho các nỗ lực nhân đạo ở Ukraine.

Giáo sư Matthijs, Đại học Johns Hopkins nhận xét: “Phản ứng của Đức đối với chiến sự Nga- Ukraine vào năm 2022 là điều không ai dám nghĩ đến trong năm 2021”. Hành động của quốc gia lớn nhất EU phản ánh chính xác cách tiếp cận không khoan nhượng của châu Âu với Nga.

Tuy vậy, khi đại dịch COVID-19 "bóp chẹt" chuỗi cung ứng và giá cả năng lượng tăng đột biến đã buộc châu Âu "tuân lệnh" Mỹ. Họ ồ ạt thắt chặt tiền tệ, đưa lãi suất đến mức gây suy thoái kinh tế miễn sao đẩy lùi lạm phát.

Người Mỹ đang cho thấy sự vượt trội ở châu Âu

Người Mỹ đang cho thấy sự vượt trội ở châu Âu

Có thể nói, phương pháp điều hành kinh tế vĩ mô ở châu Âu không khác Mỹ là bao, cho dù khu vực này sở hữu đồng tiền chung euro và Ngân hàng Trung ương khổng lồ không kém uy lực. Điều đó đã tạo ra xích mích giữa các thành viên phía Bắc và phía Nam của khu vực đồng euro do các quốc gia như Hy Lạp và Italy nắm giữ nhiều khoản nợ quốc gia tính theo tỷ lệ phần trăm thu nhập quốc gia của họ hơn so với Đức và Hà Lan.

Chiến sự Nga - Ukraine tự nhiên đẩy châu Âu đến gần Mỹ hơn bao giờ hết, mang đến cho Washington một khách hàng năng lượng vô cùng tiềm năng mà trước đây Mỹ và Nga cạnh tranh kịch liệt để giành giật. Nói cách khác, ít nhất Mỹ đang nắm lợi thế hơn Nga trong cuộc chơi tăng tầm ảnh hưởng châu Âu.

Có thể bạn quan tâm

  • Châu Âu vô hiệu hóa

    Châu Âu vô hiệu hóa "vũ khí" năng lượng Nga

    04:00, 17/01/2023

  • Châu Âu đối mặt nguy cơ khủng hoảng khí đốt

    Châu Âu đối mặt nguy cơ khủng hoảng khí đốt

    04:00, 21/12/2022

  • Châu Âu

    Châu Âu "rạn nứt" vì chiến sự Nga - Ukraine

    04:30, 13/12/2022

  • Châu Âu đối mặt mùa đông thiếu điện

    Châu Âu đối mặt mùa đông thiếu điện

    04:00, 09/12/2022

  • Quan hệ Mỹ- Châu Âu

    Quan hệ Mỹ- Châu Âu "rạn nứt" vì đạo luật IRA và khí đốt

    13:35, 01/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Châu Âu biến đổi ra sao sau chiến sự Nga - Ukraine?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO