Từ chiến sự Nga - Ukraine nghĩ về pháp lý quốc tế

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 20/01/2023 04:30

Học thuyết an ninh của các cường quốc không phải khi nào cũng tìm được mẫu số chung. Đơn cử, Nga cho rằng việc NATO mở rộng về phía Đông là xâm phạm không gian an toàn của nước này.

Cuộc chiến tranh Nga - Ukraine đã thách thức sự tồn tại của luật pháp chung

Chiến sự Nga - Ukraine đã thách thức sự tồn tại của luật pháp chung

>>Chiến sự Nga- Ukraine: Mỹ đã thực sự tham chiến?

Hàng nghìn năm qua, cho dù chiến tranh, xung đột đã là một phần không thể thiếu với lịch sử loài người, nếu không muốn nói, “nhờ” các cuộc chiến tranh đã thôi thúc nhân loại tiến lên, xác lập cấu trúc thế giới dựa trên luật pháp, công ước để gìn giữ và kéo dài hòa bình.

Trạng thái pháp lý mà chúng ta đang tồn tại được thiết lập kể từ khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc - sau khi chứng kiến quá nhiều mất mát, khổ đau. Hệ thống pháp lý ấy giúp điều chỉnh hành vi quốc gia, liên kết tất cả lại cùng nhau quan tâm và xử lý những vấn đề chung.

Nhưng các cuộc chiến tranh trong 20 năm trở lại đây cho thấy rằng, các cường quốc như “ngựa quen đường cũ”, can thiệp, gây hấn, diễn biến hòa bình,…nhằm khuếch trương thanh thế để tìm kiếm lợi ích kinh tế.

Từ Mỹ, châu ÂuNATO rồi đến Nga xung đột lợi ích chiến lược ở Ukraine. Vào tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Ukraine, Zelensky đã nói rõ rằng “công lý là điều kiện then chốt cho hòa bình”. Nhưng ai mới là bên có quyền phổ biến công lý?

Kiev đã kêu gọi các quốc gia thành lập một tòa án đặc biệt để xét xử “tội xâm lược của Nga”. Song nỗ lực thành lập một tòa án đặc biệt có vẻ viển vông. Moscow không tin phương Tây đủ “uy tín” để cầm cán cân công lý, do vậy Tổng thống Putin đã đơn phương hành động.

Khi các học giả pháp lý nói về tội xâm lược, điều đó có nghĩa là một cuộc chiến vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc cấm các quốc gia sử dụng vũ lực chống lại bất kỳ quốc gia nào khác trừ khi họ hành động để tự vệ hoặc được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho phép sử dụng vũ lực.

Ngặt nỗi, học thuyết an ninh của các cường quốc không phải khi nào cũng song trùng với Hiến chương Liên Hợp Quốc. Đơn cử, Kremlin cho rằng việc NATO mở rộng về phía Đông là xâm phạm không gian an toàn của nước Nga.

Còn NATO cho rằng, việc kết nạp thành viên dựa trên quá trình thẩm định, xem xét chặt chẽ, phù hợp với nguyện vọng của ứng viên - là quyền quốc gia được hiến định và cần được tôn trọng.

Cũng giống như cuộc chiến chống khủng bố của Washington sau sự kiện 11/9/2001, trực tiếp làm xáo trộn an ninh Trung Đông, hàng loạt chính thể sụp đổ. Thế nhưng, chủ nghĩa khủng bố không hề bị tiêu diệt mà còn phát triển lên đẳng cấp nhà nước.

Không ai có thể giải quyết được mâu thuẫn này, nên đôi khi các cuộc chiến tranh làm thay nhiệm vụ của công lý, như thường lệ sau khi chiến tranh tàn, có người thắng kẻ thua, như bao đời nay chân lý tương đối luôn thuộc về kẻ mạnh.

>> Châu Âu vô hiệu hóa "vũ khí" năng lượng Nga

Không một người Nga nào có thể bị buộc tội xâm lược. Giống như Washington, Nga đã ký nhưng chưa bao giờ phê chuẩn “Quy chế Rome”. Belarus cũng vậy, chưa bao giờ phê chuẩn hiệp ước, do đó, họ không thể bị tòa án buộc phải chịu trách nhiệm về tội đồng lõa trong chiến sự Nga- Ukraine.

Các tòa án quốc tế không phát huy được quyền năng

Các tòa án quốc tế không phát huy được quyền năng

Một số người lập luận rằng một tòa án do một số quốc gia phương Tây thành lập sẽ không có tính công bằng như một tòa án được thành lập dưới sự bảo trợ của một tổ chức quốc tế. Và sẽ thế nào nếu Nga, Trung Quốc, Iran, Belarus và Syria cùng liên minh thành lập một “tòa án quốc tế” theo cách của riêng họ?

Toàn cầu hóa trên đà sụp đổ, hệ thống kinh tế toàn cầu chia năm xẻ bảy, từ đó sẽ xuất hiện các trào lưu, học thuyết an ninh, chiến tranh cục bộ mâu thuẫn nhau - tương thích với sự tác động mang tính quyết định của kinh tế và chính trị.

Chưa ai đủ “uy tín” đứng ra kêu gọi Nga, Ukraine, Mỹ, châu Âu ngồi vào bàn đàm phán; các định chế quốc tế không có nhiều tiếng nói khác biệt, nếu không muốn cho rằng, tất cả đang chung quan điểm chống Nga.

Nhưng chắc chắn rằng, hệ thống pháp lý quốc tế giúp giữ gìn hòa bình, lãnh thổ của các quốc gia bị yếu đi rất nhiều. Trật tự mới đang thiết lập nên không thể vận hành theo quy chuẩn cũ.

Có thể bạn quan tâm

  • Châu Âu biến đổi sâu sắc từ chiến sự Nga - Ukraine

    Châu Âu biến đổi sâu sắc từ chiến sự Nga - Ukraine

    17:20, 18/01/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Phương Tây

    Chiến sự Nga - Ukraine: Phương Tây "chơi tất tay" hỗ trợ Ukraine

    04:00, 15/01/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Nga chuẩn bị

    Chiến sự Nga - Ukraine: Nga chuẩn bị "chơi lớn"?

    04:00, 10/01/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Viện trợ của Mỹ và phương Tây sẽ thế nào?

    Chiến sự Nga - Ukraine: Viện trợ của Mỹ và phương Tây sẽ thế nào?

    03:30, 06/01/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Sức ép viện trợ của Mỹ và phương Tây

    Chiến sự Nga - Ukraine: Sức ép viện trợ của Mỹ và phương Tây

    21:29, 05/01/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Từ chiến sự Nga - Ukraine nghĩ về pháp lý quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO