Những toan tính của NATO trong chiến sự Nga - Ukraine
Về tổng thể, NATO có mục tiêu chiến lược không đổi là duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu và một trật tự quốc tế có lợi cho Mỹ.
>>NATO tính chiến lược mùa đông cho Ukraine
Khối Hiệp ước phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) không ngừng mở rộng sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc cho dù đối thủ trực tiếp của họ là Liên Xô đã tan rã. Khối này âm thầm xem Nga là mối đe dọa với an ninh châu Âu, đe dọa trực tiếp vị thế Mỹ.
Việc này không còn là đồn đoán mà chính những quốc gia Đông Âu đã lần lượt được NATO kết nạp. Bởi vì không gian địa lý hậu Liên Xô đầy rẫy mối đe dọa - nơi là Moscow luôn tìm cách tái lập ảnh hưởng bằng vũ khí “cứng” lẫn “mềm”.
Bước đi của NATO ở Ukraine bị Nga lên án dữ dội, Tổng thống Putin vạch ra “lằn ranh đỏ” nếu như Kiev chính thức được bảo vệ bởi lực lượng quân sự hùng mạnh nhất thế giới. Và điều đó đang diễn ra với cuộc chiến quy ước ác liệt nhất kể từ sau Thế chiến II.
Trước sau gì NATO vẫn muốn đưa Ukraine vào khối để hợp thức hóa nhiệm vụ chiến lược khống chế Nga. Tuy nhiên nhiệm vụ này đang trở nên khó khăn và tốn kém.
Kể từ khi Ukraine hé lộ mong muốn gia nhập NATO, Điện Kremlin liên tục phát động những chiến dịch quân sự, mục tiêu chưa hẳn là chiếm đóng lãnh thổ láng giềng mà gây ra rắc rối về tranh chấp biên giới, xung đột vũ trang nhằm phá bĩnh điều khoản rất quan trọng của NATO.
Chẳng ngẫu nhiên mà ông Putin tuyên bố công nhận độc lập cho hai nước cộng hòa tự xưng Lugansk và Donetsk tồn tại trong lòng lãnh thổ Ukraine và tuyên bố Hiến định sáp nhập 4 vùng lãnh thổ giáp biên giới.
Đó chính là những rào cản pháp lý rất khó giải quyết, có thể đẩy Kiev vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Cũng giống như Crimea vốn thuộc về đế chế Otoman, sau đến Liên Xô, Ukraine rồi trở thành điểm “nóng” giữa Moscow và Kiev.
Như quan điểm của Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg, rằng: “Nếu Ukraine không phải là một quốc gia có chủ quyền và độc lập, thì sẽ không có cách nào để thảo luận về bất kỳ mối quan hệ nào giữa NATO và Ukraine trong tương lai”.
NATO từ lâu đã khẳng định tất cả các thành viên tương lai sẽ phải giải quyết các tranh chấp quốc tế, lãnh thổ hoặc sắc tộc còn tồn tại một cách hòa bình trước khi gia nhập liên minh.
>> Chiến sự Nga- Ukraine: "Hé lộ" thực lực hai bên sau một năm
Đối đầu với Nga chưa bao giờ là dễ dàng. Với chiến sự Nga- Ukraine, không ai đảm bảo chắc chắn đồng minh phương Tây sẽ hỗ trợ Ukraine được bao lâu. Những động thái gần đây của Mỹ và châu Âu có vẻ như muốn giải quyết nhanh chiến sự, đảm bảo cho Ukraine khuôn khổ pháp lý rõ ràng về mặt lãnh thổ, mở đường kết nạp thành viên.
Bây giờ quân đội Ukraine đang chiến đấu bằng vũ khí, thiết bị và tiền bạc từ các thành viên NATO. Vậy nên, về bản chất NATO sử dụng lãnh thổ Ukraine triển khai cuộc chiến tranh ủy nhiệm.
Về tổng thể, Mỹ có mục tiêu chiến lược không đổi là duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu và một trật tự quốc tế có lợi cho Mỹ, kiềm chế và không để Nga nổi lên thách thức vị thế của mình.
Đúng như Đại diện Thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya cáo buộc quân đội Tổng thống Zelensky đã trở thành một đơn vị quân sự trực thuộc NATO, khi nhận ngân sách, vũ khí và hướng dẫn chiến đấu từ khối liên minh quân sự để đối phó Nga.
Thứ nhất, Mỹ sử dụng NATO để tách rời quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao Nga và châu Âu. Hoạt động quân sự che đậy dưới vỏ bọc ủng hộ một quốc gia ngoại khối, mang danh nghĩa giữ gìn và bảo vệ hòa bình.
Thứ hai, bản chất một Liên minh thuần túy quân sự như NATO không phải lập ra, tiêu tốn cho nó để “ngồi chơi xơi nước”. Trên thực tế, các cuộc chiến tranh là môi trường lý tưởng giúp hồi sinh bản năng chiến đấu của nó.
Có thể bạn quan tâm
Thông điệp mạnh của NATO ở châu Á - Thái Bình Dương
04:30, 04/02/2023
NATO tìm kiếm điều gì tại châu Á?
14:38, 31/01/2023
Chiến sự Nga- Ukraine: Tiềm ẩn nguy cơ đối đầu NATO- Nga
04:00, 29/01/2023
NATO tính chiến lược mùa đông cho Ukraine
05:00, 21/10/2022
"Cánh cửa" gia nhập NATO rộng mở hơn với Ukraine
04:30, 05/10/2022