Tương lai chiến sự Nga - Ukraine sau chuyến đi của ông Joe Biden
Chuyến công du của Tổng thống Joe Biden đến Ukraine có thể sẽ khiến chiến sự ác liệt hơn, không một tia hy vọng hòa đàm nào được thắp lên.
>>Trục lợi ích mới từ chiến sự Nga - Ukraine
Chuyến đi bất ngờ của Tổng thống Mỹ, Joe Biden đến thủ đô Kiev, Ukraine khiến truyền thông quốc tế sửng sốt. Chuyên cơ Air Force 1 đưa ông chủ Nhà trắng đáp xuống Ba Lan, rồi sau đó đi tàu lửa đến Ukraine.
Trước vài giờ đồng hồ sau đó, đặc vụ Mỹ thông báo đến cơ quan chỉ huy tiền phương của Nga về chuyến đi của ông Biden, và trong khoảng thời gian sau đó không hề có cuộc không kích nào nhắm đến thủ đô Kiev. Đó là sự thận trọng của quân đội Nga.
Đoàn tháp tùng ông Biden trong chuyến thăm lần này có quy mô hạn chế, bao gồm Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, Phó chánh văn phòng Nhà Trắng Jen O'Malley Dillon và Trợ lý riêng Annie Tomasini.
Tổng thống Biden đến một quốc gia trong tình trạng chiến tranh khốc liệt một lần nữa khẳng định uy tín của nước Mỹ, rằng họ là cường quốc có trách nhiệm với những gì xảy ra trên toàn thế giới.
Cùng với chuyến thăm đặc biệt này, Washington củng cố thêm cam kết ủng hộ Ukraine, một hiệu ứng chính trị mạnh mẽ hơn tất cả những gì từng được nói ra ở Quốc hội Mỹ.
Nhưng sự có mặt của chính khách quan trọng bậc nhất giữa lòng chiến sự Nga - Ukraine không phải là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến này sẽ được thu xếp trong bầu không khí ít súng đạn, chết chóc. Vì sao?
Phản ứng của phương Tây đối với cuộc tấn công Ukraine của Nga không phải là vấn đề về chiến lược mà là về chiến thuật và thực thi. Sau một năm chiến sự Nga- Ukraine, ý tưởng cơ bản - ủng hộ Ukraine và đánh bại Nga - đã được duy trì, điều đó đặc biệt đúng với Mỹ.
Bắt đầu từ vũ khí chống tăng và phòng không vác vai được cung cấp với số lượng nhỏ vào tháng 1/2022; sau đó là pháo hạng nặng của Mỹ, bắt đầu từ tháng 4/2022; sau đó là các hệ thống tên lửa tầm trung, lần đầu tiên được gửi vào tháng 6/2022; và cuối cùng là xe tăng chiến đấu chủ lực.
Sự có mặt của Tổng thống Joe Biden tại quảng trường trung tâm Kiev sẽ mang lại vũ khí tinh thần cho binh sĩ Ukraine. Nói cách khác, phương Tây không cung cấp cho Ukraine và Nga công cụ để có thể nhanh chóng ngồi vào bàn đàm phán.
>> Chiến sự Nga - Ukraine: Một năm nhìn lại
Rõ ràng, đồng minh Ukraine muốn minh định cuộc chiến này bằng vũ lực. Thế nhưng, truyền thông “diều hâu” châu Âu còn trách cứ Mỹ chậm trễ trong việc cung cấp vũ khí.
Giáo sư Robert E. Osgood thuộc Đại học Johns Hopkins còn cho rằng: Mỹ cần khẩn cấp gửi cho Ukraine nhiều loại vũ khí, bao gồm hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân tầm xa (ATACMS). Chính quyền Biden cũng nên sử dụng quyền hạn của Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để huy động các ngành sản xuất vũ khí, đạn dược trong nước; đồng thời làm rõ những nguy cơ của Mỹ ở Đông Âu.
Như vậy, chiến sự Nga - Ukraine chắc chắn còn leo thang về mức độ khốc liệt và để ngỏ khả năng lây lan về mặt không gian lãnh thổ - điều này tùy thuộc vào hành động của Moscow.
Trọng tâm xung đột ấn định ở miền Đông, khu vực mà Tổng thống Ukraine Zelensky khẳng định quyết tâm không bao giờ nhượng bộ và cũng là địa bàn chiến lược mà Nga muốn gia cố khả năng chiếm đóng, mở ra con đường cho Tổng thống Putin tuyên bố kết thúc “chiến dịch quân sự đặc biệt” trong tình thế có thể gọi là chiến thắng.
Có thể bạn quan tâm