Trục lợi ích mới từ chiến sự Nga - Ukraine

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 21/02/2023 04:30

Chiến sự Nga - Ukraine kéo dài cho thấy rõ hơn vai trò của những quốc gia vốn không đứng trong vòng xoáy cuộc chiến này.

Trục lợi ích mới gồm Nga - Iran và Trung Quốc

Trục lợi ích mới gồm Nga - Iran và Trung Quốc

>>Chiến sự Nga - Ukraine và cục diện thế giới 2023

Chiến sự Nga - Ukraine kéo dài cho thấy rõ hơn vai trò của những quốc gia vốn không đứng trong vòng xoáy cuộc chiến này. Điều đó chứng minh cho nhận định mang tính bản lề: Tái cấu trúc trật tự toàn cầu là quá trình phân rã song song với hình thành trục lợi ích mới.

Tại sao điều này trở nên quan trọng? Bởi chừng nào cấu trúc trật tự mới chưa hoàn thiện thì các cuộc xung đột vẫn còn diễn ra dưới mọi hình thức. Nói cách khác, cho đến khi nào các cường quốc minh định xong ngôi vị thì lúc đó thế giới mới đạt được trạng thái hòa bình mới.

Vào tháng 7/2022, khi cuộc tấn công của Nga ở Ukraine đang lan rộng và Moscow sắp hết vũ khí, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Jake Sullivan đã đưa ra một thông báo quan trọng: Iran đang cung cấp hoặc chuẩn bị gửi cho Nga các máy bay không người lái. Tuy nhiên, Tehran phủ nhận cáo buộc này.

Từ tháng 9 đến tháng 11/2022, Nga đã mua hàng trăm máy bay không người lái cảm tử Shahed-136. Sau đó, Điện Kremlin đã sử dụng những máy bay không người lái nhỏ, đơn giản và khó phát hiện này để nhắm mục tiêu vào các thành phố và cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine, giúp loại bỏ gần một nửa nguồn điện của đối phương.

Máy bay không người lái là cơn ác mộng với người dân Ukraine. Đây là một trong những nguyên nhân khiến phương Tây tăng cường viện trợ vũ khí cho Ukraine “đốt nóng” thêm cuộc chiến này.

Giữa tháng 7/2022, Tổng thống Putin bất ngờ đến thủ đô Teheran trong chuyến công du chính thức đầu tiên ngoài khối Liên Xô cũ kể từ khi xảy ra xung đột quân sự với Ukraine. Tại đây, Tổng thống Nga cũng tham gia cuộc thượng đỉnh ba bên Nga - Iran - Thổ Nhĩ Kỳ với sự tham gia của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.

>>Những toan tính của NATO trong chiến sự Nga - Ukraine

Moscow tìm thấy ở quốc gia vùng Vịnh nhiều điểm chung đáng kể, như cùng là thành viên trong tổ chức xuất khẩu dầu mỏ; cùng đối đầu trực tiếp với Mỹ. Chính vì thế, đôi bên nhanh chóng đạt được thỏa thuận “phi đô la hóa” trong lĩnh vực thương mại.

Mỹ cáo buộc Nga sử dụng UAV Iran tấn công Ukraine

Mỹ cáo buộc Nga sử dụng UAV Iran tấn công Ukraine

Trước đó, Nga, Trung Quốc và một số quốc gia thuộc tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) đã xúc tiến Liên minh tài chính nhằm loại bỏ đồng đô la Mỹ trong giao dịch nội khối. Tháng 6/2019, chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Nga đã tạo ra bước ngoặt. Moscow và Bắc Kinh đã ký được thỏa thuận thay thế đồng USD bằng đồng tiền của một số nước khác trong các giao dịch quốc tế trong nhóm này.

Như vậy, mâu thuẫn chia rẽ trên mặt trận tài chính là biểu hiện điển hình nhất của xu hướng gọi là “phân cực hóa”. Việc sử dụng các đồng tiền khác nhau trong thanh toán quốc tế gây ra xáo trộn nghiêm trọng, tiềm ẩn rủi ro pháp lý; đồng thời hình thành nhiều trung tâm tài chính cạnh tranh quyết liệt.

Nhưng phía Nga, Trung Quốc, Iran và các nước thuộc SCO có tính toán riêng của họ nhằm “thoát khỏi sự ảnh hưởng của Mỹ”, nhu cầu này tất yếu sinh ra hệ thống mới mà Washington khó có thể sử dụng “vũ khí” cấm vận. Ông Yuri Ushakov, Cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin nhấn mạnh: “Ý của chúng tôi là tạo ra một cơ sở hạ tầng không thể bị ảnh hưởng bởi các nước thứ ba”.

Chiến sự Nga - Ukraine chỉ là một diễn biến nhỏ trên bàn cờ lớn, gồm 3 lực lượng chính: (1) Nga, Trung Quốc, Iran; (2) Mỹ và đồng minh; (3) phần còn lại là các nước có trữ lượng dầu mỏ, sở hữu vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng.

Chúng ta đang chứng kiến cuộc đấu đá đến hồi không khoan nhượng, một phần quan trọng trong đó được ủy thác vào kết quả chiến sự Nga - Ukraine, bên thắng cuộc có quyền quyết định trật tự.

Có thể bạn quan tâm

  • Những toan tính của NATO trong chiến sự Nga - Ukraine

    Những toan tính của NATO trong chiến sự Nga - Ukraine

    04:30, 20/02/2023

  • Trung Quốc hưởng lợi gì từ chiến sự Nga - Ukraine?

    Trung Quốc hưởng lợi gì từ chiến sự Nga - Ukraine?

    04:00, 20/02/2023

  • Trung Quốc rút ra bài học nào từ chiến sự Nga - Ukraine?

    Trung Quốc rút ra bài học nào từ chiến sự Nga - Ukraine?

    04:30, 17/02/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: “Vén màn” trật tự thế giới mới

    Chiến sự Nga - Ukraine: “Vén màn” trật tự thế giới mới

    04:00, 17/02/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trục lợi ích mới từ chiến sự Nga - Ukraine
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO