Chiến sự Nga - Ukraine: Một năm nhìn lại

Diendandoanhnghiep.vn Vậy là một năm đã trôi qua kể từ ngày Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine. Cuộc chiến kéo dài làm thay đổi nhiều mảng địa kinh tế, địa chính trị giữa các quốc gia trên thế giới.

>> Căng thẳng Mỹ- Trung nóng hơn vì chiến sự Nga- Ukraine

Kết cục của chiến sự Nga- Ukraine sẽ phụ thuộc vào rất nhiều tính toán của Putin và phương Tây

Trong thời gian đầu chiến sự Nga- Ukraine, có thể nói tình báo Nga đã nhận định sai và khả năng quân sự của Nga không mạnh như giới quân sự dự đoán. Không có cuộc nổi dậy hưởng ứng nào lật đổ chính quyền Kiev, lập lên chính quyền thân Nga, mà là sự phản kháng mạnh mẽ của quân đội Ukraine gây cho Nga không ít tổn thất nặng nề.

Khi chiến sự Nga- Ukraine tiếp tục kéo dài, Mỹ - EU bắt đầu viện trợ quân sự cho Ukraine, kèm theo hàng chục ngàn lệnh bao vây trừng phạt, các đòn đánh kinh tế nhằm vào Nga. Mục đích nhằm tiêu hao rồi làm suy kiệt, bóp nghẹt nền kinh tế để Nga tự sụp đổ.

Nga gặp không ít khó khăn khi bị bao vây cấm vận, nhưng nền kinh tế Nga vẫn đứng vững sau một năm với mức độ suy thoái kinh tế chỉ là 2.1%; lượng dầu mỏ, ngũ cốc xuất khẩu còn tăng lên so với trước khi chuyển hướng xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia thân thiện. Tỉ lệ thất nghiệp tại Nga chỉ còn 3,7%, mức thấp lịch sử chứng tỏ Nga đã đứng vững trước các đòn đánh kinh tế tổng hợp từ Mỹ - EU. Tuy nhiên, đó chỉ là số liệu thống kê do Nga công bố, còn thực tế thế nào thì chưa rõ.

Nga chuyển hướng gắn bó hợp tác quyền lợi nhiều hơn với Trung Quốc, vì Trung Quốc hiểu rõ nếu Trung Quốc gặp các vấn đề bất ổn với vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, biển Đông thì chiến sự Nga  - Ukraine chính là bài học thực tiễn sinh động nhất về các hệ luỵ sẽ phát sinh. Động tác thăm dò phản ứng của Mỹ khi khinh khí cầu của Trung Quốc bay vào không phận của Mỹ sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa các cường quốc, đẩy sát nguy cơ Trung Quốc sẽ cung cấp vũ khí cho Nga sử dụng ở chiến trường Ukraine.

Nga cũng không ngừng mở rộng ảnh hưởng sang châu Phi, cũng như gắn chặt hơn lợi ích kinh tế từ các mỏ dầu mà Nga đang hợp tác khai thác ở biển Đông. Nếu Nga thất bại toàn diện thì Trung Quốc sẽ là mục tiêu tiếp theo của Mỹ tấn công toàn diện để đảm bảo vị trí bá chủ trong thế giới đơn cực.

Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Triều Tiên… muốn liên kết tạo thế giới đa cực, đưa đồng Rúp, Nhân dân tệ vào hệ thống giao dịch thanh toán quốc tế, mua bán dầu mỏ bằng tiền tệ khác, phá thế độc tôn của đồng USD. Tỉ lệ đồng rúp Nga trong các khu định cư quốc tế tăng gấp đôi so với tháng 12 năm 2021.

Đồng thời tấn công trên thực địa, Nga dùng đòn tầm xa bằng tên lửa, máy bay không người lái tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng và giao thông của Ukraine, đánh chiếm các cứ điểm mà Ukraine dày công xây dựng để phòng thủ trên vùng Nga tuyên bố sát nhập.

Nga cũng muốn các lệnh trừng phạt của Mỹ - EU phản tác dụng gây hiệu ứng ngược, cũng như sự khủng hoảng mâu thuẫn giữa cộng đồng các nước EU sẽ phát sinh, bao gồm mâu thuẫn với các chỉ thị của Mỹ về viện trợ vũ khí, khí tài; các thiệt hại kinh tế do mất đi nguồn cung năng lượng giá rẻ từ Nga.

Diễn biến trên chiến trường sẽ ảnh hưởng đến khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân

Chiến sự Nga- Ukraine ngày càng diễn biến phức tạp và kéo dài

>> Kho vũ khí cạn kiệt, Mỹ và phương Tây "hiến kế" cho Ukraine

>> Trục lợi ích mới từ chiến sự Nga - Ukraine

>> Doanh nghiệp Trung Quốc hưởng lợi gì từ lệnh trừng phạt Nga?

Nguồn cung về lương thực, thực phẩm cũng bị ảnh hưởng và thiệt hại không ít cho liên minh EU. Lạm phát, thất nghiệp, thiếu lương thực, năng lượng, vấn đề người dân Ukraine tị nạn, mâu thuẫn khi viện trợ vũ khí cho Ukraine đã xảy ra nhưng không như Nga hy vọng.

EU quyết tâm làm suy yếu Nga. Ngay cả Pháp và Đức trước đây luôn muốn có kênh đối thoại với Nga, nhưng đến nay cũng ngừng tuyên bố muốn đối thoại, mà muốn Nga bị đánh bại khi nhận ra thực lực quân sự với vũ khí thông thường của Nga không quá mạnh.

Hệ thống vũ khí tiên tiến hiện đại của Mỹ - EU cung cấp bao gồm cả hệ thống phòng không cùng thông tin tình báo, vệ tinh trên nền tảng công nghệ cao, chính xác, khiến không quân Nga không chiếm lĩnh được ưu thế trên không hỗ trợ cho bộ binh. Điều này khiến cho việc đánh chiếm các cứ điểm kiên cố tại Bakhmut rất khó khăn với các tổn thất lớn về nhân sự và vũ khí như xe tăng, xe bọc thép.

Không còn hy vọng về một cuộc lật đổ chính quyền từ bên trong của Ukraine, Nga thay đổi chiến thuật chiến tranh, biến các điểm tấn công ở Donbass thành hố đen hút vũ khí của Mỹ- EU và nhân mạng lực lượng quốc phòng Ukraine, cùng lực lượng lính đánh thuê sa vào để tiêu hao nhằm cạn kiệt kho vũ khí dự trữ của Mỹ - EU, tạo sự mâu thuẫn trong liên minh về vấn đề viện trợ vũ khí cho Ukraine.

Chiến tranh ngày càng leo thang về quy mô và mức độ khốc liệt, Mỹ - EU tiếp tục cung cấp cho Ukraine những vũ khí tiến công hạng nặng như xe tăng M1 - Abrams của Mỹ , Leopard 2 của Đức, Challenge của Anh. Sau đó, cả tên lửa tầm xa và máy bay chiến đấu F16 cũng sẽ được huấn luyện rồi cung cấp cho Ukraine, như vậy chắc chắn sẽ gây thêm tổn thất cho Nga.

Phía Nga sẽ đáp trả bằng các vũ khí uy lực như pháo nhiệt áp TOS 1 A, bom cha FB 500…; còn nếu bế tắc và thiệt hại vượt ngưỡng, Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Bằng chứng sẵn sàng cho việc này là sau bài phát biểu quan trọng thông điệp liên bang của Tổng thống Nga – Putin, hạ viện Nga đã thông qua chính sách sử dụng vũ khí hạt nhân. Nga đình chỉ hiệp ước vũ khí tấn công chiến lược NEW START                  

Hiện tại các cánh cửa ngoại giao đàm phán Nga- Ukraine đều bị đóng chặt, rất cần tiếng nói mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế để ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hạt nhân cũng như cần đầu mối đứng ra làm trung gian hoà giải đưa ra các giải pháp cho các bên. Nếu không, các bên cứ tiếp tục theo đuổi leo thang chiến tranh thì hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân là hoàn toàn có thể. Khi đó, chiến sự Nga- Ukraine sẽ trở thành cuộc chiến hủy diệt, thậm chí lan sang cả khu vực châu Âu và nhiều nơi khác.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến sự Nga - Ukraine: Một năm nhìn lại tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714120041 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714120041 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10