Chiến sự Nga- Ukraine: Cách tiếp cận của Mỹ đã đúng?

NHI NGUYỄN 26/02/2023 04:00

Theo nghĩa địa chính trị rộng lớn hơn, chiến sự Nga-Ukraine đánh dấu sự trở lại của cuộc tranh giành phạm vi ảnh hưởng địa chính trị thế giới.

Mỹ vẫn giữ quan điểm chỉ viện trợ cho Ukraine, tránh can thiệp trực tiếp vào chiến sự Nga- Ukraine.

Mỹ vẫn giữ quan điểm chỉ viện trợ cho Ukraine, tránh can thiệp trực tiếp vào chiến sự Nga- Ukraine.

>> Chiến sự Nga - Ukraine: Một năm nhìn lại

Tổng thống Mỹ Biden được ca ngợi nhiều về phản ứng của ông đối với chiến sự Nga- Ukraine, nhưng người ta không xem xét thông điệp của ông về cuộc khủng hoảng trong suốt từ năm 2021. Còn nhớ vào cuối tháng 12/2021, các quan chức chính quyền Biden đã nhấn mạnh cam kết của Hoa Kỳ đối với chủ quyền của Ukraine là “không lay chuyển”. Nhưng đến ngày 24 tháng 2 năm 2022, giọng điệu của chính quyền Biden đã thay đổi rõ rệt: không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến ở Ukraine, mà chỉ áp dụng các biện pháp trừng phạt, viện trợ và hỗ trợ thông tin tình báo.

Tuy nhiên, bà Emma Ashford, thành viên cao cấp tại Trung tâm Stimson, cho rằng đây rõ ràng là sự lựa chọn đúng. Việc Mỹ can dự trực tiếp vào cuộc chiến với một nước Nga có vũ khí hạt nhân sẽ là một sai lầm lớn. Tuy nhiên, nếu ngay từ đầu Mỹ đã biết rằng khả năng ngăn chặn xung đột là rất mong manh và sẽ không tham gia trực tiếp thì tại sao họ không xem xét các lựa chọn chính sách khác?

Theo bà Emma Ashford, câu trả lời có khả năng nhất là Mỹ không sẵn lòng công khai thừa nhận rằng họ sẽ không bảo vệ Ukraine - Mỹ bị hạn chế trong những gì có thể đạt được trong thời kỳ cạnh tranh địa chiến lược ngày càng tăng. Không thể hoàn toàn đổ lỗi cho sự bất đồng về nhận thức này cho chính quyền Biden. “Ý tưởng Ukraine và Gruzia một ngày nào đó sẽ gia nhập NATO đã là một giả định cơ bản trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Ngoài ra, không thể biết liệu việc đưa ra một số thỏa hiệp về tư cách thành viên của Ukraine trong NATO có ngăn chặn được chiến tranh hay không”, bà Emma Ashford nhấn mạnh. 

Vào năm 2017, khi Chiến lược An ninh Quốc gia của chính quyền Trump ca ngợi sự trở lại của “sự cạnh tranh giữa các cường quốc”, nó đã gây ra một cuộc tranh luận ở Washington. Nhưng cuộc chiến ở Ukraine đang làm tăng những chi phí mà cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc có thể mang lại nếu quản lý kém. Và nó cho thấy khả năng xảy ra thảm họa nếu các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ không thể vượt qua tư duy đơn cực. 

>> Trục lợi ích mới từ chiến sự Nga - Ukraine

Hoa Kỳ đã từ chối thảo luận về chính sách mở rộng của NATO trong bối cảnh chiến sự Nga- Ukraine leo thang vì lo ngại nguy cơ đối đầu trực tiếp với Nga nếu NATO kết nạp Ukraine. Chỉ vài tuần trước chiến sự Nga- Ukraine, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã được hỏi về chính sách mở rộng của NATO. Tuy nhiên, ông Blinken khẳng định sẽ không có thay đổi. “Có những nguyên tắc cốt lõi mà chúng tôi cam kết duy trì và bảo vệ, bao gồm cả quyền của các quốc gia được lựa chọn các thỏa thuận và liên minh an ninh của riêng họ”, ông Blinken nhấn mạnh.

Chiến sự Nga- Ukraine vẫn đang diễn biến rất phức tạp và kéo dài.

Chiến sự Nga- Ukraine vẫn đang diễn biến rất phức tạp và kéo dài.

Trên thực tế, Tổng thống Nga Putin đã chọn đánh cược vào một cuộc chiến đầy rủi ro và tốn kém. Và ngay cả khi chiến dịch đã trải qua thất bại đáng kể, ông Putin vẫn sẵn sàng thực hiện các bước quyết liệt hơn bao giờ hết để cố gắng kiểm soát những vùng đã chiếm ở Ukraine. Nếu chiến sự Nga- Ukraine kéo dài, chắc chắn là thảm khốc đối với Nga, nhưng cũng gây ra những tổn thất to lớn đối với Ukraine, thậm chí đe dọa an ninh châu Âu. 

Cuộc chiến ở Ukraine đã cho thấy thực tế cuộc tranh chấp phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc. Nó cũng đã tiết lộ các giới hạn của sức mạnh Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn các tác nhân thông qua các biện pháp phi quân sự. Bởi nếu Hoa Kỳ tham chiến trực tiếp trong chiến sự Nga- Ukraine sẽ dẫn đến những rủi ro và chi phí không thể chấp nhận được cho người dân Mỹ- điều mà chính ông Biden đã thừa nhận khi nói với các phóng viên báo chí.

Theo bà Emma Ashford, sự viện trợ của Mỹ và phương Tây đối với Ukraine cũng sẽ chỉ có giới hạn và khó kéo dài. Do đó, các quốc gia nhỏ nên chú trọng củng cố năng lực quân sự của riêng mình. Nếu điều này được thực hiện một cách hiệu quả, có thể sẽ giúp ngăn chặn các cuộc chiến như chiến sự ở Ukraine. Tuy nhiên, để áp dụng những chiến lược này, các nhà hoạch định chính sách phải học những bài học đúng đắn từ cuộc chiến ở Ukraine.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia cho rằng, thay vì tiếp tục tăng cường viện trợ vũ khí cho Ukraine, Mỹ và các nước Châu Âu nên xúc tiến giải pháp hòa đàm Nga- Ukraine dù giải pháp này khó thực hiện trong bối cảnh hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Kết cục nào trong năm 2023?

    Chiến sự Nga - Ukraine: Kết cục nào trong năm 2023?

    03:20, 21/02/2023

  • Những toan tính của NATO trong chiến sự Nga - Ukraine

    Những toan tính của NATO trong chiến sự Nga - Ukraine

    04:30, 20/02/2023

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Ông Putin đã hóa giải được thách thức nào?

    Chiến sự Nga- Ukraine: Ông Putin đã hóa giải được thách thức nào?

    03:30, 20/02/2023

  • Lý do chiến sự Nga- Ukraine còn kéo dài

    Lý do chiến sự Nga- Ukraine còn kéo dài

    04:30, 18/02/2023

NHI NGUYỄN