Tổng thống Nga Putin có thể đánh giá sai lầm về thời gian của cuộc chiến, hay sức phản kháng của Ukraine, nhưng nhà lãnh đạo Nga vẫn đúng trong một số nhận định.
>>Chiến sự Nga- Ukraine: Thất bại của Nga tại Vuhledar cho thấy điều gì?
Thứ nhất, Nga có thể đã giảm tác động của các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Chính quyền Biden từng hy vọng rằng các biện pháp trừng phạt có thể bóp nghẹt nền kinh tế Nga, gây ra sự bất bình trong dân chúng và buộc Putin phải thay đổi chiến lược. Nhưng trên thực tế, tác động của chúng là hãn hữu.
Hậu quả của các biện pháp trừng phạt có thể sẽ nghiêm trọng hơn trong dài hạn, nhưng lãnh đạo Nga đã đúng khi cho rằng chỉ riêng các biện pháp trừng phạt sẽ không thể khuất phục Nga từ bỏ chiến sự Nga- Ukraine.
Thứ hai, người dân Nga vẫn ủng hộ Tổng thống của họ bất chấp cuộc xung đột đang ngày một hao người tốn của. Nhà lãnh đạo Nga tin rằng ông có thể huy động được nguồn lực tối đa cho cuộc chiến với Ukraine với sự ủng hộ của dân chúng. Thực tế vẫn cho thấy điều đó.
Dù vấp phải một số kết quả không như ý, tỷ lệ ủng hộ Putin và cuộc chiến vẫn xấp xỉ 75%, theo số liệu của Statista hồi tháng 01/2023. Tỷ lệ này chỉ suy giảm đôi chút so với hồi tháng 3 năm ngoái. Trên thực tế, hồi tháng 10 năm ngoái, Nga đã huy động được tới 300.000 quân dự bị chỉ sau 2 tuần dù cũng có một số bất mãn trong dân chúng.
Thứ ba, ông Putin đã bước vào cuộc chiến với niềm tin rằng Nga sẽ không bị cả thế giới quay lưng vì các quốc gia cũng sẽ theo đuổi các lợi ích của riêng họ trong một thế giới phân mảnh.
Thực tế đúng như ông dự báo. Châu Âu, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác có thể phản ứng gay gắt, nhưng một loạt các quốc gia có ảnh hưởng, như Trung Quốc, Ả Rập Saudi hay Israel..., thì không. Mặc dù số phiếu lên án cuộc chiến có thể chiếm đa số tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, nhưng sự phản đối hữu hình lại chỉ giới hạn ở một nhóm nhỏ các quốc gia trên thế giới.
Dòng chảy dầu Nga sang EU đã chuyển hướng sang châu Á để đến Ấn Độ và Trung Quốc. Thậm chí, chính EU và Mỹ vẫn không thể bỏ qua lợi ích từ nguồn dầu mỏ của Moscow. Họ vẫn âm thầm tích trữ lượng dầu lớn của Nga trước khi các lệnh cấm vận mới có hiệu lực.
Trong tháng 12/2022, EU và Anh đã nhập khẩu lượng dầu diesel kỷ lục từ Nga, khoảng 16 triệu thùng, trước khi lệnh cấm mới có hiệu lực từ ngày 5/2/2023. Tờ The Wall Street Journal còn tiết lộ, châu Âu đã mua “hỗn hợp Latvia” gồm 50% dầu Nga, trong khi các thương nhân Mỹ tại bang New York hay New Jerrsey che giấu nguồn gốc Nga đối với nhiên liệu nhập khẩu.
>>Chiến sự Nga- Ukraine: "Báo động đỏ" thiếu hụt vũ khí ở Ukraine
Trong mắt nước Nga, Ukraine là một vấn đề sống còn đối với lợi ích quốc gia. Do đó, lãnh đạo và dân chúng nước này sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được điều mình muốn.
Trong khi đó, Châu Âu và Mỹ không có được quyết tâm đó và họ cân nhắc rất nhiều trong mọi phản ứng hỗ trợ Ukraine. Các nước này có thể gửi hàng trăm tỷ USD hay hàng tấn khí tài quân sự, nhưng sẽ nói không nếu Ukraine đề xuất gửi quân đội đến tham chiến. Không một quốc gia nào lại dại dột biến cuộc chiến giữa hai bên thành cuộc chiến của riêng mình với Nga. Điều này lý giải vì sao Đức liên tục thúc giục các nước khác cùng gửi xe tăng cho Ukraine thay vì đơn phương làm điều đó.
Lãnh đạo Ukraine rõ ràng nhận thức được vấn đề này và dường như họ đang muốn tìm cách gắn kết Mỹ và phương Tây sâu hơn nữa vào cuộc chiến. Các hình thức hỗ trợ càng sâu rộng thì lợi ích của họ và phương Tây càng bị ràng buộc chặt chẽ và điều này sẽ có ích nếu Ukraine phải đối mặt với những nguy cơ lớn hơn.
Vấn đề này càng trở nên đáng quan tâm nếu Nga gặp những thất bại lớn trên chiến trường và Putin phát động một cuộc tấn công hạt nhân có kiểm soát để thay đổi cục diện. Câu hỏi là khi đó ai trong số các đồng minh của Ukraine sẽ là người đứng ra bảo trợ và tấn công hạt nhân lại Moscow?
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga- Ukraine: "Hé lộ" thực lực hai bên sau một năm
03:00, 18/02/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: “Vén màn” trật tự thế giới mới
04:00, 17/02/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Nhiều hoài nghi về cuộc tấn công lớn của Nga
04:00, 16/02/2023
Chiến sự Nga- Ukraine sẽ kéo dài tới khi nào?
04:30, 15/02/2023
Chiến sự Nga- Ukraine: "Báo động đỏ" thiếu hụt vũ khí ở Ukraine
03:30, 15/02/2023
Chiến sự Nga- Ukraine: "Nóng" cuộc chiến trên không
04:30, 14/02/2023