Chiến sự Nga - Ukraine và những vấn đề toàn cầu mới (Bài II)
Trong khi London, Paris và Berlin bắt đầu nghiêng về phương án hòa đàm cho Nga - Ukraine thì thế giới đang đối mặt với hàng loạt thách thức mới.
>>Chiến sự Nga - Ukraine và những vấn đề toàn cầu mới (Bài I)
Dường như không có mẫu số chung nào trong vấn đề chiến sự Nga - Ukraine, kết quả cuối cùng định hình ra sao còn tùy thuộc vào chọn lựa của các bên. Do vậy, tiếp tục phát sinh những hệ lụy khó lường từ chiến sự này.
Thứ nhất là tính bất định của trật tự toàn cầu. Thuật ngữ có phần mô hồ nhưng mang tính sống còn với các quốc gia, đi qua chiến tranh cũng giống như con thuyền đối mặt với cơn bão biển, xác định sai phương hướng luôn để lại kết cục bi thảm.
Nếu Nga đánh bại Ukraine, các nhà hoạch định chính sách phương Tây có thể sẽ phải vật lộn với tình trạng mất an ninh lan rộng ở Đông Âu, với sự hình thành một “trục chuyên chế,” và với sự bất ổn toàn cầu gia tăng. Bởi vì tham vọng của Moscow không dừng lại ở đó.
Tuy nhiên, bài toán cũng thật khó nếu như nước Nga rộng lớn chịu tổn thương, lòng tự tôn của Tổng thống Putin bị sứt mẻ. Hai khuynh hướng này không là phương án có thể dẫn đến kết quả tốt cho thế giới.
Thứ hai là mở rộng "điểm nóng” địa chính trị. Từ trước tới nay, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được xác định là không gian “nhạy cảm” trong thế kỷ 21. Khi chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra và kéo dài, nảy sinh thêm một mối nguy trong lòng châu Âu - đặt ra rất nhiều thách thức trong việc quản lý xung đột.
Các nước châu Á có phần lãnh thổ, lợi ích trên Biển Đông; Thái Bình Dương chịu tác động không nhỏ với cuộc chiến ở Đông Âu. Một trong những đối trọng của Trung Quốc đang tập trung hậu thuẫn Ukraine; và nếu Nga thất thế, làm biến dạng thị trường năng lượng, các khối liên kết mới sẽ giúp Bắc Kinh mạnh lên trông thấy.
>> Nga - Trung Quốc "bắt tay" nhau xây thế giới đa cực
Tiền lệ xấu ở Ukraine có thể khiến các quốc gia có chủ quyền ở châu Âu và châu Á sợ hãi gia tăng chi tiêu quân sự, và nó cũng sẽ tạo ra một bầu không khí hỗn loạn trên toàn cầu có lợi cho “chủ nghĩa bá quyền” đặt các quốc gia nhỏ, yếu vào tình thế mất thăng bằng.
Thứ ba là sự đan xen giữa kinh doanh và chính trị. Kể từ sau ngày 24/2/2022 khi Nga phatsd động chiến sự ở Ukraine, hàng loạt hoạt động kinh tế xuyên biên giới chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi xung đột địa chính trị Nga - Ukraine. Cuộc khủng hoảng giá cả, hàng hóa thiết yếu xảy ra không lâu sau đó.
Thông thường, lĩnh vực kinh tế phần lớn chịu tác động của các quy luật khách quan nội tại của nó. Nhưng giờ đây, ý chí chính trị dẫn dắt trạng thái kinh tế, hàng loạt quốc gia chấp nhận tổn thương để đạt được cam kết chống lại một quốc gia khác.
Lần đầu tiên kể từ sau thế chiến II, các quyết sách kinh tế trở nên thận trọng vì chính trị bất ổn. Ví dụ như hiện tượng châu Âu dừng mua năng lượng Nga bị thúc đẩy bởi quyết tâm chính trị EU và Mỹ. Bên cạnh đó, phương Tây dùng kinh tế như vũ khí chính trị sắc bén nhằm vào Nga.
Hiện tượng này điển hình cho một giai đoạn hỗn loạn bất định như đã từng xảy ra rất nhiều lần trong quá khứ. Dĩ nhiên, quy luật tất yếu sẽ được thiết lập trở lại.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine và những vấn đề toàn cầu mới (Bài I)
04:30, 27/03/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Khi tâm lý quyết định chiến trường!
04:30, 24/03/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Vấn đề của Nga và thách thức với Mỹ
04:30, 20/03/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: "Vết nứt" âm ỉ trong liên minh Mỹ- Ukraine
04:00, 14/03/2023