Nhiều chuyên gia cho rằng, cách viện trợ của Mỹ và phương Tây hiện nay chỉ có nghĩa "nuôi" chiến sự Nga - Ukraine kéo dài thêm.
>>Chiến sự Nga- Ukraine: Nga sắp tấn công tổng lực vào Ukraine
Thật vậy, ngay cả khi Mỹ và các đồng minh của họ đã gửi thiết bị quân sự trị giá hàng tỷ USD tới Ukraine, vẫn còn một thứ mà họ dường như không thể cung cấp: một cam kết thống nhất, rõ ràng về một chiến thắng của Ukraine trong chiến sự Nga- Ukraine.
Bằng cách nghĩ như vậy, dư luận xã hội, tâm lý chính trị tại châu Âu và Mỹ bắt đầu dấy lên sự hoài nghi rằng, Ukraine như cái hố không đáy, tiêu tốn nguồn lực vô hạn, lấy đi nhiều nguồn lực mà lẽ ra đáng được giành cho an sinh xã hội.
Vấn đề viện trợ vũ khí đã gây xung đột quan điểm, thoạt đầu xe tăng Leopard của Đức và Abrams của Mỹ sẽ chuyển đến Ukraine cuối năm nay, nhưng Berlin yêu cầu nước này sẽ chỉ cho phép gửi xe tăng của mình tới Ukraine nếu Washington cam kết gửi xe tăng của mình cùng lúc.
Cuộc tranh luận tương tự hiện đang diễn ra về máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa tầm xa. Kiev đang yêu cầu F-16 và ATACMS, hệ thống tên lửa đất đối đất tầm xa mà họ cần để tiếp cận các khu vực do Nga chiếm đóng.
Sự thận trọng của Đức, Pháp, Mỹ và Anh đang khuyến khích Tổng thống Putin tin rằng, thời gian đang đứng về phía ông và rằng Mỹ cuối cùng sẽ mệt mỏi, như đã xảy ra ở Afghanistan, đặc biệt là khi các quan điểm đối ngoại thay đổi với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2024.
Ông Sam Greene - Giáo sư Chính trị Nga tại Đại học King's College London bình luận: “Các cuộc thảo luận rất công khai về việc cung cấp loại vũ khí nào và khi nào cung cấp cho Ukraine đã tạo điều kiện cho quân đội Nga có thời gian để đối phó. Nếu đảo ngược cách tiếp cận đó, phương Tây sẽ đưa ra cam kết ngay lập tức và không giới hạn về việc cung cấp cho Ukraine bất cứ thứ gì họ cần để giành chiến thắng.”
Cách tiếp cận phản ứng chậm, nhỏ giọt hiện nay để cung cấp cho Ukraine các hệ thống vũ khí bổ sung được thiết kế nhằm kiềm chế khả năng Moscow có thể leo thang chiến tranh. Nhưng phương pháp này không đủ mạnh để giúp Ukraine kết thúc cuộc chiến. Ít nhất có 2 điều đã được chứng minh cho vấn đề này sau 1 năm.
Thứ nhất, việc Mỹ và phương Tây cung cấp vũ khí ngày càng mạnh mẽ cho Ukraine đã không dẫn đến sự leo thang tràn lan của Nga; thứ hai, sự kiềm chế tương đối của phương Tây đã không ngăn được Kremlin ném bom các mục tiêu dân sự Ukraine.
Về phía Nga, họ dường như đã xua tan nghi ngờ khả năng sa lầy chiến tranh thành quyết tâm hoàn thành “chiến dịch quân sự đặc biệt” với mục tiêu rất rõ ràng “giải phóng Donbass”.
Cho đến nay, chiến thuật của Nga nhằm câu giờ, tiêu hao dần lực lượng Ukraine vẫn tỏ ra rất hữu dụng. Với đặc điểm chính trị phương Tây, luôn tiềm tàng xung đột đảng phái, mất thăng bằng quyền lực, rõ ràng ông Putin đang thử thách lòng kiên nhẫn của châu Âu và Mỹ.
Trên thực tế, cuộc chiến không ngừng nghỉ của Nga ở Ukraine là chiến lược mà hầu hết các nhà phân tích dự đoán Moscow sẽ theo đuổi ngay từ đầu, sao chép các chiến thuật mà nước này đã sử dụng ở Chechnya và Grozny trong những năm 1990 và gần đây là ở Syria.
Có thể bạn quan tâm