Tại sao Nga muốn kéo dài chiến sự Nga - Ukraine?

Diendandoanhnghiep.vn Nga hiện rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan ở Ukraine, không đủ lực lượng tấn công tổng lực, cũng không thể rút quân ngay lúc này.

Dòng người tháo chạy khỏi Kiev sau khi thành phố này bị pháo kích

Dòng người tháo chạy khỏi Kiev sau khi thành phố này bị pháo kích

>> Chiến sự Nga - Ukraine: Sắp có màn đọ vũ khí tối tân

Chiến sự Nga - Ukraine đã xuất hiện trạng thái hiếm thấy trong lịch sử chiến tranh hiện đại. Khi một bên giàu tiềm lực quân sự hơn nhiều lần đối phương lại không chọn cách tấn công tổng lực đè bẹp đối thủ.

Quân đội Nga - một trong những lực lượng vũ trang hùng mạnh nhất thế giới, chọn cách đánh lai rai, kéo dài, tập trung từng cứ điểm một, thay vì huy động thủy, lục, không quân đánh úp Ukraine. Sở dĩ Nga dùng chiến thuật này do:

Thứ nhất, ngay từ đầu Moscow chọn cách tiếp cận có chọn lựa, kế hoạch “chiến dịch quân sự đặc biệt” được giữ bí mật đến phút cuối cùng, chỉ một vài nhân vật cấp cao thân cận ông Putin được phổ biến.

Bộ Quốc phòng Nga dùng đội quân tinh nhuệ, pháo kích trực diện vào thủ đô Kiev, thủ phủ công nghiệp Mariupol, Kharkov và một số căn cứ quân sự đầu não Ukraine với hy vọng đối phương sẽ tê liệt trong vòng 72h đồng hồ.

Cách tấn công này phù hợp với mục tiêu “phi phát xít hóa” và “phi vũ trang hóa” Ukraine, nghĩa là chỉ nhằm vào nội các Tổng thống Zelensky và quân đội có phần lạc hậu của ông ta; Tránh thương vong cho dân thường, tránh những cáo buộc từ cộng đồng quốc tế.

Ngày 8/3, Ukraine phát cảnh báo Nga dùng tên lửa siêu vượt âm

Ngày 8/3, Ukraine phát cảnh báo Nga dùng tên lửa siêu vượt âm

Thứ hai, có thể kế hoạch của Điện Kremlin bị lộ, mức độ chính xác của hỏa lực Nga là không cao, trước vài giờ bị tấn công, các đơn vị chủ lực Ukraine được lệnh di tản. Thậm chí, tên lửa chống tăng Javenlin, Stinger đã vận chuyển đến Ukraine trước ngày 24/2.

Tình báo Anh, NATO đã làm lệch mục tiêu tấn công của Nga, những dữ liệu quân sự có từ thời Liên Xô không phát huy tác dụng. Cú đánh hụt khiến Nga sảy chân, buôc rút khỏi Kiev về cố thủ ở Belarus, sau đó chuyển hướng “giải phóng Donbass”.

Mất tính bảo mật, không đánh trúng mục tiêu dự kiến làm cho nội bộ phía Nga rối loạn, diễn biến vượt ngoài tầm kiểm soát. Trong khi đó Ukraine có khoảng thời gian quý giá để chuyển trạng thái đất nước, kêu gọi đồng minh phương Tây trợ giúp.

Thứ ba, vũ khí, tiền bạc phương Tây dồn dập chuyển vào Ukraine, họ chiến đấu trên tinh thần vệ quốc, nên trong một vài thời điểm lực lượng Nga lép vế, buộc rút chạy khỏi vùng Đông Bắc.

Tổng thống Putin thay tướng chỉ huy mặt trận Ukraine, chủ trương dùng UAV đánh phá toàn diện, nhưng Ukraine đã được bao bọc bởi các nước láng giềng, được tiếp trợ nhân đạo, tị nạn, vũ khí, lương thực, thuốc men. Tuy cơ sở hạ tầng bị tàn phá nhưng lực lượng con người không suy yếu.

Hàng loạt lệnh cấm vận của phương Tây cắt đứt nguồn tiền cũng như thiết bị quân sự cho sản xuất vũ khí. Đội quân hùng mạnh nhất nhì thế giới không có phương tiện đủ sắc bén khiến Ukraine đầu hàng.

Cuộc chơi tổng lực với người Nga - chỉ có thể là vũ khí hạt nhân - nhưng điều đó là không thể, cho dù Tổng thống Putin đến Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Medvedev nhiều lần đe dọa sử dụng “quân bài chiến lược” này.

Thứ tư, ngoài năng lực hạt nhân vốn rất bí hiểm, cuộc chiến ở Ukraine đặt ra câu hỏi: Liệu quân đội Nga có mạnh như lời đồn? Lợi thế công nghệ hiện nay nằm trong tay Mỹ và châu Âu. Moscow không sản xuất được thiết bị tinh vi nếu thiếu sự trợ giúp từ bên ngoài.

Đơn cử như xe tăng T90, niềm tự hào của Nga bị mổ xẻ trên đất Ukraine, đó là kết cấu cũ kỹ, lạc hậu, thiếu sức chiến đấu. Thêm vào đó, ông Putin cấp tập huy động thêm hàng trăm nghìn binh sĩ, cho thấy quân đội Nga bị dàn mỏng trên lãnh thổ quá rộng lớn, năng lực hiệp đồng tác chiến có vấn đề.

Không phải Nga muốn kéo dài chiến sự, nhưng hầu hết diễn tiến không chiều theo tính toán của Moscow. Và rằng, tính thể diện của đại cường không cho phép ông Putin gãy gánh giữa chừng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tại sao Nga muốn kéo dài chiến sự Nga - Ukraine? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714093820 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714093820 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10