Những đề xuất của Trung Quốc về việc chấm dứt chiến sự Nga- Ukraine rất đầy đủ, nhưng khó thực thi trong bối cảnh cả Nga và Ukraine không muốn nhượng bộ.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Thế khó liên minh Nga - Trung
“Tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia; Từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh; Chấm dứt chiến sự; Nối lại các cuộc đàm phán hòa bình; Giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo; Bảo vệ người dân và các tù binh chiến tranh; Giữ an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân; Giảm các rủi ro chiến lược; Tạo thuận lợi cho xuất khẩu ngũ cốc; Chấm dứt các biện pháp trừng phạt đơn phương và Thúc đẩy tái thiết sau xung đột”. Đó là kế hoạch 12 điểm do Trung Quốc đề xuất giúp kết thúc chiến sự Nga - Ukraine.
Ý tưởng trên không có gì đặc sắc, ngoại trừ điểm đầu tiên “Tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia”. Khi đề cập đến chủ quyền, có vẻ như Bắc Kinh dần nhận thấy việc Moscow muốn chiếm đóng lãnh thổ Ukraine là lý lẽ khó thuyết phục cộng đồng quốc tế.
Rõ ràng, Ukraine là một quốc gia có chủ quyền, độc lập, được luật pháp quốc tế thừa nhận. Ngày 24/2/2022 Tổng thống Putin đã mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” đánh vào phía Bắc thủ đô Kiev, sau đó chuyển chiến dịch về miền Đông Ukraine cho đến hôm nay.
Trong quá trình này, Kremlin đã long trọng tổ chức lễ “sáp nhập 4 vùng lãnh thổ” thuộc Ukraine vào Nga. Truyền thông và những chính khách hàng đầu phương Tây coi đây là vụ vi phạm chủ quyền nghiêm trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Do vậy, dưới sự yểm trợ tối đa từ Mỹ và châu Âu, quân đội Ukraine đã cầm chân Nga trên mọi chiến trường, đưa cuộc chiến vào tình thế giằng co, tiêu hao; đồng nghĩa với việc mâu thuẫn quan điểm ngày càng trầm trọng, dập tắt mọi hy vọng đàm phán.
>> Chiến sự Nga - Ukraine "hé lộ" những “lằn ranh đỏ” đáng sợ!
Sự “tôn trọng chủ quyền” ở đây là Nga và Ukraine không vi phạm lãnh thổ của nhau, trong trường hợp này binh lính và vũ trang Nga đang có mặt trên lãnh thổ Ukraine - điều mà cả thế giới nhìn thấy.
Ngày 5/3, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tái khẳng định: “Theo tôi, ông Putin cần hiểu rằng chiến dịch quân sự của Nga sẽ không thành công và rằng ông ấy phải rút quân. Đó là điều kiện cơ bản để đàm phán hòa bình”.
Theo mong muốn của Đức và Trung Quốc, đối sách với tình hình chiến sự Nga - Ukraine lúc này có thể xảy ra hai hướng: Một là, Moscow sẽ rút khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả những khu vực họ đang nắm lợi thế ở miền Đông Ukraine. Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra, bởi nó trực tiếp thừa nhận sự thất bại toàn diện của “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga. Cá nhân Tổng thống Putin đối mặt với áp lực dư luận trong nước, với uy tín của ông trong hệ thống chính trị Nga.
Hai là Ukraine chấp nhận sự chiếm đóng của Nga tại một số thành phố miền Đông Ukraine để mở đường cho sự ra đời của một Hiệp ước ngừng bắn, được NATO bảo trợ an ninh, tích hợp khí tài phòng thủ, tiếp đến là nhiệm vụ của những nhà thuyết khách tìm kiếm giải pháp.
Phóng viên CNN hỏi rằng: “Liệu có xảy ra kịch bản Ukraine sẽ chấp nhận không giành lại Crimea hay một phần lãnh thổ miền Đông để đổi lấy hòa bình hay không?”. Thủ tướng Đức trả lời: “Mọi quyết định phụ thuộc vào người Ukraine. Chúng tôi không thể thay họ đưa ra quyết định. Chúng tôi chỉ ủng hộ họ”.
Mặc dù vậy, nhưng người có tầm ảnh hưởng đặc biệt với chiến sự Nga- Ukraine như ông Scholz thừa hiểu rằng khả năng chống cự của Ukraine do đồng minh phương Tây kiểm soát. Vấn đề của Ukraine nói riêng và toàn bộ cục diện chiến sự nói chung đều phụ thuộc vào “sự phê phán của vũ khí” do Mỹ và châu Âu đài thọ.
Gần đây, một vài quan điểm giải quyết chiến sự bằng phương pháp hòa bình đã le lói, từ Trung Quốc đến Đức, Pháp, Anh dường như muốn “ném đá dò đường”.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine: Thế khó liên minh Nga - Trung
05:00, 03/03/2023
Chiến sự Nga - Ukraine "hé lộ" những “lằn ranh đỏ” đáng sợ!
03:30, 01/03/2023
Những quan điểm “đốt nóng” chiến sự Nga - Ukraine
05:00, 26/02/2023
Tương lai chiến sự Nga - Ukraine sau chuyến đi của ông Joe Biden
04:30, 25/02/2023