Nga cần Trung Quốc để đối trọng với Mỹ, nhất là trong chiến sự Nga- Ukraine. Nhưng sự hiện diện của họ thúc giục phương Tây thắt chặt đoàn kết hơn để ngăn chặn liên minh này.
>>Chiến sự Nga - Ukraine "hé lộ" những “lằn ranh đỏ” đáng sợ!
Vài tuần trước khi xảy ra chiến sự Nga - Ukraine, Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình tiếp đón long trọng Tổng thống Nga, V. Putin tại Bắc Kinh. Sau cuộc hội đàm, hai bên đã đưa ra một tuyên bố chung rằng: quan hệ đối tác song phương giữa Trung Quốc và Nga lớn hơn một liên minh truyền thống và tình hữu nghị của họ sẽ “không có giới hạn”.
Chiến sự Nga- Ukraine là bước ngoặt của toàn cầu hóa, báo hiệu một giai đoạn mà các cường quốc bắt đầu đặt câu hỏi về quyền lợi, không gian ảnh hưởng của họ.
Tương lai Trung Quốc, vấn đề của nước Nga và đặc quyền “cầm cân nảy mực” của Mỹ sẽ khiến trật tự toàn cầu thay đổi, và thực tế điều đó đang diễn ra.
Nói cách khác, những nước này cố gắng đặt ra các quy tắc có lợi cho họ, xác định thế nào là một nền dân chủ và tôn trọng nhân quyền trong khi vẫn giữ quyền cô lập và trừng phạt các bên không tuân thủ; tìm mọi cách duy trì các tiêu chuẩn đó.
Bắc Kinh và Moscow đang thể hiện sự bất mãn thực sự đối với trật tự quốc tế hiện có ở nhiều nơi trên thế giới. Chẳng hạn, ông Tập Cận Bình dù rất muốn nhưng không thể giải quyết vấn đề Đài Loan, hay Biển Đông theo quan điểm nội bộ; trong khi đó Kremkin bị trừng phạt trên mọi lĩnh vực.
Xét trên phương diện thay đổi cấu trúc và trật tự quyền lực địa chính trị, cuộc chiến ở Ukraine là điểm nút để tháo gỡ mọi mâu thuẫn. Nếu ông Putin chiến thắng nước Nga sẽ đạt được bước tiến rất dài trên con đường phổ biến giá trị dân chủ của họ.
Nếu tái lập ảnh hưởng của Nga giống như thời Liên Xô, lúc đó Moscow có quyền đề xuất hoặc bãi bỏ tất cả những gì họ cho rằng “không phù hợp”, y hệt như việc Washington đơn phương ban ra các đạo luật nhằm vào các nước chống đối. Hay là vị trí đặc quyền của đồng đô la Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu, phục vụ mục đích áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các đối thủ của mình.
Những đề xuất của Nga và Trung Quốc nhận được sự tán đồng ở Nam bán cầu, hoặc các nước từng là cựu thù hoặc đang đối địch với Mỹ. Thực tế liên minh Nga - Trung bắt đầu hấp dẫn với nhiều thành viên coi nước Mỹ là nguyên nhân khiến họ rơi vào nghèo nàn lạc hậu.
Nhưng một khi Ukraine chiến thắng, đó chắc chắn là thành tựu vĩ đại của những nền dân chủ phương Tây, hàm ý ở đây là, những quốc gia nuôi tư tưởng đại cường, có khuynh hướng độc tài không thể sánh ngang với giá trị dân chủ, đề cao quyền tự do.
Câu hỏi đáng quan tâm nhất ở đây là: Phương Tây, đứng đầu là Mỹ sẽ điều hành thế giới như thế nào? Vai trò của các tổ chức đa phương trong việc bảo vệ công bằng, lẽ phải; bênh vực các nước nhỏ, yếu ra sao?
Vấn đề cốt lõi ở chỗ, để quản trị thế giới trong trật tự mới, phương Tây có thể từ bỏ thói quen sử dụng vũ khí “nóng”, vượt qua luật lệ quốc tế, mào đầu các cuộc chiến tranh với lý do “chống khủng bố”, bảo vệ nhân quyền, dân chủ?
>>Chiến sự Nga- Ukraine: Thế khó xử của Trung Quốc
Việc ông Tập Cận Bình coi ông Putin là đồng minh chủ chốt trong nỗ lực thúc đẩy một thế giới giảm vai trò của phương Tây cuối cùng đã cản trở chính họ. Sự liên kết của Trung Quốc với một nước Nga theo chủ nghĩa phục thù chỉ thu hút thêm sự chú ý đến thái độ hung hăng của chính nước này với các vấn đề toàn cầu.
Đến lượt mình, nhận thức về một trục Trung Quốc-Nga ngày càng mạnh mẽ đã củng cố mối quan hệ giữa các đồng minh và đối tác của Mỹ. Ví dụ như toàn châu Âu mau chóng đạt được đồng thuận tăng chi tiêu quốc phòng sau khi súng nổ ở láng giềng Ukraine; một loạt sáng kiến hợp tác an ninh, quốc phòng ra đời.
Có thể bạn quan tâm