Từ đầu năm 2023, chiến sự Nga - Ukraine chủ yếu diễn ra ở thành phố Bakhmut, có thể nói đây là địa điểm khiến đôi bên tiêu tốn nhiều nguồn lực nhất kể từ khi chiến sự bắt đầu.
>>Tại sao Nga muốn kéo dài chiến sự Nga - Ukraine?
Bakhmut hay còn gọi là Artemivsk là địa điểm không quá nổi tiếng, nên không có ý nghĩa quá lớn về chính trị, kinh tế. Nhưng tại sao cả Nga và Ukraine sống chết bảo vệ vùng lãnh thổ từng có 70 nghìn dân sinh sống?
Bakhmut nằm bên bờ sông Bakhmutka, cách Donetsk, trung tâm hành chính của toàn vùng khoảng 89 km về phía Bắc Ukraine. Bakhmut từng là thủ đô của Slavo-Serbia giai đoạn 1753-1764. Trong những năm 1920 - 1924, thành phố này là trung tâm hành chính của Donetsk.
Sau sự kiện Euromaidan 2014, Ukraine phục dựng lại Bakhmut và biến nơi đây thành cứ điểm rất quan trọng về mặt quân sự. Với sự trợ giúp của Mỹ và EU, Kiev xây dựng hệ thống lô cốt, hào chiến, pháo đài phòng thủ kiên cố trải dài gần 70 km có kết nối với nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch.
Kể từ ngày 24/2/2022, Bakhmut đã bị lực lượng Nga bao vây và phá hủy phần lớn, hầu hết dân cư đã di tản. Kể từ đầu tháng 3/2023, các lực lượng Ukraine vẫn kiểm soát một phần thành phố này. Phần còn lại trở thành chiến trường đẫm máu.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng: "Trận chiến giành Bakhmut và khu vực xung quanh vùng Donbass là ưu tiên hàng đầu của Ukraine. Đây Là nơi thể hiện lòng dũng cảm của quân đội Ukraine”.
Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu ngày 7/3 cho biết, Nga sẽ tiếp tục nỗ lực giành quyền kiểm soát Bakhmut bởi thành phố này là một trung tâm phòng thủ quan trọng của lực lượng Ukraine ở Donbass.
>> Chiến sự Nga- Ukraine: Khi nào tới hồi kết?
Đầu tiên, Nga chính thức quyết tâm bằng mọi giá giữ quân ở miền Đông Ukraine, bao gồm 12.000km2 thuộc 4 vùng Luhansk, Donestk, Kherson và Zaporizhzhia. Đây có thể xem là thành quả cuối cùng của “chiến dịch quân sự đặc biệt”.
Cần nói thêm rằng, đây là vùng lãnh thổ rộng lớn tương đương một quốc gia cỡ trung bình; có vị trí tiếp giáp với biên giới Nga, nếu giữ được - có ý nghĩa mở rộng lãnh thổ, tạo ra vùng đệm an toàn cho nước Nga trong trường hợp NATO "lấn sân". Đồng thời, thành phố này “ôm” gần hết bờ Bắc Biển Đen giúp hải quân Nga tung hoành và phong tỏa những cảng biển thương mại trọng yếu của Ukraine.
Thực tế này kéo Ukraine vào tình thế không rõ ràng về mặt lãnh thổ và xung đột vũ trang với lực lượng Nga; Vi phạm một trong những điều khoản quan trọng nhất của NATO khi xem xét kết nạp thành viên.
Mục tiêu của Ukraine hiện nay là đẩy lùi lực lượng Nga khỏi hoàn toàn lãnh thổ 604 nghìn km2, điều kiện cần để có thể ngồi vào bàn đàm phán. Nếu không, Tổng thống Zelensky sẽ rơi vào thế rất khó.
Cuộc chiến ở Donbass vô tình đẩy Bakhmut lên thành cứ điểm có ý nghĩa chiến lược. Đây được coi là đầu mối giao thông quan trọng tiếp tế cho các đơn vị Ukraine tại vùng Donbass. Kiểm soát Bakhmut cho phép quân đội Nga tạo bàn đạp để tiến công những thành phố quan trọng khác ở tỉnh Donetsk.
Tuyến phòng thủ Soledar đã rơi vào tay Nga, nếu mất tiếp Bakhmut sẽ mở đường dẫn đến tuyến phòng thủ thứ 3 có thể bị chọc thủng, đó là vùng đô thị Toretsk trải dài gần 100 km ở phía Tây Bakhmut.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga- Ukraine: Vì sao hai bên quyết giành lấy Bakhmut?
03:30, 09/03/2023
Vì sao Nga tổn thất nặng nề khi chiếm Bakhmut?
03:30, 07/03/2023
Chiến sự Nga- Ukraine: Tại sao Bakhmut là "chảo lửa"?
04:00, 04/03/2023
Chiến sự Nga- Ukraine: Sục sôi "chảo lửa" Bakhmut và Soledar
05:40, 12/01/2023
Bị bao vây, quân Ukraine sẽ rút lui khỏi Bakhmut?
15:40, 10/01/2023