Chiến sự Nga - Ukraine và hành động của Tổng thống Putin ngày càng được soi rõ dưới góc độ tâm lý chính trị, tâm lý cá nhân và tâm lý quyền lực.
>>Vì sao Bakhmut quan trọng trong chiến sự Nga - Ukraine?
Cho dù giao tranh ác liệt xảy ra ở Bakhmut, Avdiivka, mức độ tiêu tốn hàng trăm tỷ USD nhưng về tổng thể, cục diện chiến sự Nga- Ukraine không thay đổi kể từ tháng 9 năm ngoái đến nay. Có nghĩa rằng, đôi bên vẫn còn nhiều lựa chọn tấn công hoặc phòng thủ.
Nga tấn công dữ dội vẫn không thể tạo ra bước ngoặt đáng kể. Ukraine cũng đang chuẩn bị cho một cuộc phản công mới, nhưng tổn thất về người và kinh tế đất nước cản trở khả năng thành công.
Quan trọng hơn, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đều không quan tâm đến các cuộc đàm phán. Với sự bế tắc rõ ràng, câu hỏi đặt ra là hai nhà lãnh đạo kéo dài chiến sự Nga- Ukraine trong bao lâu? Không ai dám chắc!
Ukraine phải chiến đấu vì sự tồn vong của chính họ - một đặc điểm phổ quát của những dân tộc có lịch sử lâu đời, đó là lòng tự tôn, niềm kiêu hãnh. Còn ông Putin chưa thể rút quân vì thể diện trước đối thủ, bài toán chứng minh khả năng cường quốc còn dang dở.
Hồi tháng 2/2023, trong bài phát biểu trước Duma Quốc gia, ông Putin một lần nữa tuyên bố: “Ukraine là một phần “vùng đất lịch sử” của Nga”. Sau những gì chứng kiến ở Ukraine, nhà lãnh đạo Nga xác định quan điểm: “cuộc chiến là một phần của cuộc đối đầu lớn hơn giữa Nga và phương Tây”.
>> Chiến sự Nga- Ukraine: Nga sắp tấn công tổng lực vào Ukraine
Giới chức cấp cao Điện Kremlin tin rằng phương Tây cuối cùng sẽ mệt mỏi vì sự hỗ trợ của họ đối với Ukraine hoặc những thay đổi chính trị ở Mỹ và châu Âu sẽ dẫn đến sự hỗ trợ quân sự ít hơn cho Kiev.
Thiệt hại về mặt con người, suy giảm kinh tế và đời sống dân chúng trong nước không mảy may khiến ông Putin chùn tay. Thương vong binh lính Nga có thể ở mức 0,2 triệu sau mốc thời gian tròn 1 năm chiến sự; nền kinh tế quy mô 1.800 tỷ USD chỉ tăng trưởng âm 2,1% vào năm 2022 và dự báo chỉ nhích lên 0,3% trong năm nay!
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đưa ra nhận xét gãy gọn vào tháng 9 năm ngoái, rằng: “Nếu Nga ngừng chiến đấu, chiến tranh sẽ kết thúc. Nếu Ukraine ngừng chiến đấu, Ukraine sẽ kết thúc.”
Ngay cả khi Kiev nhượng bộ lãnh thổ để đổi lấy hòa ước có sự đảm bảo an ninh từ NATO - cũng không lấy gì chắc chắn Moscow sẽ thỏa mãn với chiến lợi phẩm này.
Trong khi đó, Tổng thống Zelensky được các nhà lãnh đạo phương Tây đặt vào hàng loạt “cam kết đáng tin cậy”. Vậy nên không lý do gì ngăn cản một quốc gia có chủ quyền, độc lập chịu khuất phục giao nhượng lãnh thổ đổi lấy hòa bình viển vông.
Chuyên gia Andrea Kendall Taylor, Giám đốc Chương trình An ninh xuyên Đại Tây Dương (Mỹ) đưa ra luận điểm đáng chú ý: Ông Putin sẽ tiếp tục cuộc chiến không phải vì lợi ích nước Nga. Vì lý do cơ bản, chiến tranh là cách tốt nhất làm giảm đối trọng của quân đội và dân chúng đối với quyền lực đang tập trung cao độ vào cá nhân Tổng thống.
Vị chuyên gia này không tin rằng có thể kết thúc chiến sự Nga- Ukraine bằng phương án ngoại giao. “Con đường hứa hẹn nhất để ngăn chặn chiến tranh là thông qua sự hỗ trợ lớn hơn của Mỹ và châu Âu đối với Kiev. Cung cấp thêm tùy chọn có thể giúp Ukraine giành được một chiến thắng quân sự quyết định, khiến các động cơ cá nhân của Putin không còn phù hợp”, ông Andrea Kendall Taylor nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine: Vấn đề của Nga và thách thức với Mỹ
04:30, 20/03/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: "Vết nứt" âm ỉ trong liên minh Mỹ- Ukraine
04:00, 14/03/2023
Vì sao Bakhmut quan trọng trong chiến sự Nga - Ukraine?
04:30, 11/03/2023
Tại sao Nga muốn kéo dài chiến sự Nga - Ukraine?
04:30, 10/03/2023