Chiến sự Nga - Ukraine: Kiev sắp phản công lớn ở phía Đông?

TRƯỜNG ĐẶNG 05/04/2023 04:00

Sau nhiều tháng chuẩn bị lực lượng, Ukraine được kỳ vọng có thể làm được một "kỳ tích" với chiến dịch phản công Nga trên các mặt trận phía Đông.

Ukraine đang khẩn trương huy động nhân lực và vũ khí cho cuộc phản công

Ukraine đang khẩn trương huy động nhân lực và vũ khí cho cuộc phản công Nga ở phía Đông

Cuộc phản công mang nhiều ý nghĩa

Nhiều chuyên gia cho rằng, cuộc phản công lần này của Ukraine sẽ vô cùng quan trọng, đến mức có thể giúp định hình kết cục chiến sự Nga- Ukraine.

>>Chiến sự Nga - Ukraine: Tại sao pháo binh Nga đảm nhiệm chính trên chiến trường?

Chiến dịch này sẽ đánh giá được khả năng của quân đội Ukraine trong thực hiện tham vọng tái chiếm lại các khu vực đã bị Nga kiểm soát ở miền Đông.

Kiev sẽ cần chứng minh rằng họ có thể sử dụng tốt các khí tài mà Mỹ và phương Tây đã tốn nhiều công sức viện trợ, bao gồm xe tăng, xe bọc thép, pháo và tên lửa để đẩy lùi Nga. Điều này có thể sẽ vô cùng khó khăn, khi Nga đã dành nhiều tháng qua để xây dựng các công sự nhằm ngăn cản tham vọng tái chiếm lãnh thổ của Kiev.

Một kết quả có lợi cũng sẽ giúp Kiev ghi thêm điểm trong mắt các chính trị gia ở Mỹ và châu Âu, qua đó giúp kéo dài thêm viện trợ tiền của và khí tài cho Kiev.

Nguồn lực khổng lồ đổ vào Ukraine đang trở thành một “quân bài” được nhiều ứng viên Tổng thống Mỹ sử dụng để lấy lòng cử tri. Mới đây, ông Donald Trump đã tuyên bố sẽ rút Mỹ ra khỏi vấn đề Ukraine nếu trúng cử Tổng thống Mỹ 2024.

Cuối cùng, Ukraine rõ ràng muốn giành một chiến thắng để chiếm thế chủ động trên chiến trường, làm suy yếu tinh thần quân đội Nga, để hướng tới các kết quả có lợi trên bàn đàm phán.

Chuyên gia quân sự Mick Ryan, một thiếu tướng Úc đã nghỉ hưu, thừa nhận: “Nếu người Ukraine có thể xuyên thủng và xâm nhập qua các khu vực phòng thủ này, họ hoàn toàn có thể đẩy lui được cả lực lượng Nga và chiếm lại các vùng lãnh thổ rộng lớn phía sau”.

Khi nào Ukraine sẽ phát động tấn công?

Đây là câu hỏi vô cùng khó trả lời, và chỉ có Tổng thống Ukraine Zelensky là người biết rõ nhất. Tuy nhiên, giới quan sát đã đưa ra một số dự đoán như sau.

Thứ nhất, thời điểm phản công của Ukraine sẽ phụ thuộc rất lớn vào khối lượng đạn dược và khí tài mà phương Tây chuyển đến cho Ukraine. Cho tới ngày 23/3 vừa qua, ông Zelensky vẫn phát biểu rằng Ukraine đang chờ đạn dược đến từ các đối tác và sẽ không liều lĩnh tấn công nếu không có đủ khí tài. Điều này cho thấy Kiev dường như vẫn chưa đủ tự tin vào số lượng viện trợ vũ khí của Mỹ và châu Âu trong thời gian qua.

Vũ khí của phương Tây có giúp Ukraine thay đổi cục diện chiến trường?

Vũ khí của phương Tây có giúp Ukraine thay đổi cục diện chiến trường?

Thứ hai, yếu tố thời tiết cũng là một vấn đề. Ukraine nhiều khả năng sẽ phải cân nhắc thực hiện chiến dịch vào các mùa khô để tránh bùn lầy có thể cản bước xe tải, bộ binh, xe tăng và các phương tiện khác. 

Thậm chí, không phải ai cũng tin rằng ông Zelensky sẽ thực sự thực hiện một cuộc tấn công. 

Một số nhà phân tích cho rằng quân đội Ukraine tuyên truyền về cuộc phản công để làm xao nhãng và khiến Nga phải phân tán lực lượng mỏng dọc theo chiến tuyến. Điều đó sẽ giúp Ukraine có thể duy trì các đợt phòng thủ tại những địa điểm ưu tiên như Bakhmut. Hoặc Ukraine có thể sẽ không tổ chức một cuộc tấn công lớn, mà là một số cuộc tấn công khác nhau.

>>Chiến sự Nga- Ukraine: Nga đang dần rút khỏi Bakhmut?

"Hướng tấn công lý tưởng nhất của Ukraine là tiến về phía Đông Nam, qua Zaporizhzhia về phía Melitopol và Biển Azov, cắt đứt cây cầu trên bộ của Nga tới Crimea và cắt đứt các tuyến tiếp tế của Moscow tới các vị trí xa hơn về phía Tây", ông Phillips O'Brien, Giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học St. Andrews ở Scotland nhận định.

Thách thức không khỏ trước mắt

Lý thuyết là vậy, nhưng thực tế cho thấy Ukraine đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Trước hết, lực lượng Nga đã bố trí dày đặc chiến hào và bãi mìn chống bộ binh và xe thiết giáp. Để khắc phục, Ukraine sẽ cần nhiều thời gian và phương tiện rà phá hiện đại của phương Tây. Chưa kể, tương quan lực lượng giữa hai bên vẫn có sự chênh lệch đáng kể.

Bên cạnh đó, Ukraine đã hao tổn quá nhiều binh lính kinh nghiệm vào trong các cuộc phòng thủ như Bakhmut vừa qua. Hàng ngàn binh sĩ giàu kinh nghiệm đã thiệt mạng, đến nỗi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gần đây phải lên tiếng quan ngại về việc Ukraine đang hao phí đạn dược và binh sĩ để bảo vệ các mục tiêu “ít giá trị chiến lược” như vậy. Lực lượng mỏng manh đó có thể chống lại lực lượng Nga mạnh hơn về số lượng và chất lượng được hay không vẫn là một ẩn số.

Trong khi đó, sự hỗ trợ của phương Tây đang ngày càng trở nên mong manh khi tương lai của chiến sự Nga- Ukraine ngày càng trở nên khó đoán. 

Một quan chức Hoa Kỳ gần đây tiết lộ, ngân sách hỗ trợ quân sự cho Ukraine dự kiến sẽ cạn kiệt vào khoảng tháng 9/2023. Thậm chí, ông này còn cho biết đợt cấp đạn pháo và tên lửa mới nhất được gửi đến Ukraine là “nỗ lực cuối cùng”.

“Điểm mấu chốt trong mắt giới tinh hoa Washington là Ukraine phải giành được vùng đất đáng kể trong cuộc tấn công sắp tới”, ông Cliff Kupchan, Chủ tịch của Eurasia Group, cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Điều gì giúp Ukraine chống lại Nga?

    Chiến sự Nga- Ukraine: Điều gì giúp Ukraine chống lại Nga?

    04:30, 04/04/2023

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Trung Quốc

    Chiến sự Nga- Ukraine: Trung Quốc "đủ sức" thúc đẩy hòa đàm?

    03:30, 02/04/2023

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Khó khuất phục Nga bằng chiến tranh kinh tế

    Chiến sự Nga- Ukraine: Khó khuất phục Nga bằng chiến tranh kinh tế

    04:30, 29/03/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Tại sao pháo binh Nga đảm nhiệm chính trên chiến trường?

    Chiến sự Nga - Ukraine: Tại sao pháo binh Nga đảm nhiệm chính trên chiến trường?

    04:00, 31/03/2023

TRƯỜNG ĐẶNG