Chiến sự Nga - Ukraine: "Gió đảo chiều" ở châu Âu
Châu Âu suy yếu toàn diện và trở nên phụ thuộc vào Mỹ, có thể nhận thấy hiện trạng này sau hơn 1 năm chiến sự Nga - Ukraine xảy ra.
>>Vì sao Trung Quốc quan trọng với hòa đàm Nga - Ukraine?
Tháng 10/2022, Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh loại trừ mọi khả năng đàm phán với người đồng cấp phía Nga, Tổng thống Putin. Bên cạnh đó, Kiev tích cực thúc đẩy “kế hoạch 10 điểm”. Trong đó có yêu cầu quân đội Nga rút khỏi lãnh thổ được quốc tế công nhận của Ukraine.
Đầu năm 2023, Cựu Trợ lý Đặc biệt về An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Mỹ George W. Bush Michael Allen tiết lộ trên đài Fox News rằng, ông Zelensky muốn thu xếp hòa bình với Moscow trước khi đồng minh phương Tây mệt mỏi.
Người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine - ông Aleksey Danilov thừa nhận dư luận Ukraine ngày càng mong muốn lãnh đạo hai nước ngồi vào bàn đàm phán, ông này bình luận “đây là xu hướng cực kỳ nguy hiểm”.
Tại cuộc gặp 3 bên giữa Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức và Tổng thống Zelensky tại Paris, phía châu Âu khuyến nghị lãnh đạo Ukraine khởi động lại tiến trình đàm phán với Nga.
Trong bữa tiệc tối tại Điện Elysee, Tổng thống Pháp Macron đã lưu ý rằng ngay cả những “kẻ thù không đội trời chung” như Pháp và Đức cũng đã hòa giải sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Với châu Âu, sau khi cùng Mỹ sử dụng tối đa cấm vận kinh tế, chính trị, ngoại giao nhằm vào Điện Kremlin - giờ đây các nước Anh, Pháp, Đức, Italy âm thầm thúc đẩy kế hoạch hòa bình. Cụ thể là Hiệp ước phòng thủ cho Ukraine.
Nhưng trước mắt, phương Tây vẫn chiều lòng Kiev, bằng cách cung cấp thêm sức mạnh quân sự giúp nước này giành lại 4 vùng lãnh thổ phía Đông; đồng thời thuyết phục Trung Quốc “có tiếng nói” với Tổng thống Putin.
Rõ ràng, chiến sự Nga - Ukraine càng kéo dài càng bất lợi với châu Âu, EU thừa kinh nghiệm để nhận ra trạng thái mắc kẹt giữa nhiều làn đạn; những lợi ích chiến lược là khá mơ hồ trong khi thiệt hại kinh tế, “địa chính trị” rất rõ ràng.
>>Trung Quốc và lợi ích sát sườn trong chiến sự Nga - Ukraine
Thứ nhất, bất luận thế nào, châu Âu không tiếp tục sử dụng năng lượng Nga đã là tổn thất nghiêm trọng, mua dầu mỏ và khí đốt ngoài Nga gây tăng chi phí, nguồn cung không ổn định, chưa kể phải đầu tư lại từ đầu hạ tầng vận chuyển.
Thứ hai, toàn bộ châu Âu mất không khí hòa bình khi tồn tại một cuộc chiến dai dẳng, không loại trừ khả năng leo thang, lan rộng bất cứ khi nào. Ngân sách quốc phòng ngốn hết nguồn lực dành cho cuộc chạy đua trí tuệ nhân tạo, sản xuất chip.
Thứ ba, châu Âu rơi vào tình thế phụ thuộc, mất khả năng độc lập dàn xếp đàm phán với Nga. Bởi vì bản thân Tổng thống Putin không tin tưởng bất cứ nhà lãnh đạo đương quyền nào hiện nay ở “lục địa già”. Nói cách khác, EU cần một người đủ uy tín như bà Angela Merkel.
Mỹ, Nga và Trung Quốc mới là các bên đủ năng lực giải quyết chiến sự Nga - Ukraine. EU nghi ngờ Washington "kiếm chác" từ chiến sự Nga- Ukraine. Do vậy, đầu năm 2023 hàng loạt lãnh đạo châu Âu đến Bắc Kinh tìm kiếm giải pháp kinh tế cũng như khủng hoảng Đông Âu.
Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc và lợi ích sát sườn trong chiến sự Nga - Ukraine
05:00, 28/04/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Hé lộ các màn thi triển vũ khí ngoạn mục
03:59, 28/04/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Lộ diện "nhân tố mới" Hàn Quốc
04:00, 27/04/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: “Nút thắt” của trật tự thế giới mới
04:00, 26/04/2023