Chiến sự Nga - Ukraine: Vụ vỡ đập Kakhovka có lợi cho ai?
Vụ phá hủy con đập nằm trong ranh giới tranh chấp giữa Nga và Ukraine mới đây đang trở thành một nhân tố leo thang mới cho chiến sự Nga- Ukraine, với thiệt hại gây ra cho cả hai phe.
Ngày 6/6, con đập của nhà máy thủy điện Kakhovka thuộc tỉnh Kherson hiện do Nga kiểm soát, đã bị đánh sập một phần, khiến nước tràn qua các vùng hạ lưu xung quanh.
Chính phủ Ukraine và NATO cáo buộc Nga gây ra và cho rằng, việc phá hủy con đập “phù hợp với cách mà ông Putin tiến hành cuộc chiến này”. Ngược lại, Nga tuyên bố những kẻ phá hoại bên trong Ukraine chịu trách nhiệm về vụ nổ gây vỡ đập Kakhovka.
>>"Hé lộ" giải pháp giúp hóa giải chiến sự Nga - Ukraine
Đập Nova Kakhovka nằm trên sông Dnieper, cách thành phố Kherson khoảng 30km về phía Đông. Đập được xây dựng vào năm 1956, cao khoảng 30m, rộng hàng trăm mét. Đập này là một phần của nhà máy thủy điện Kakhovka.
Hậu quả nhân đạo đối với cả hai bên
Vụ vỡ đập Kakhovka đánh dấu một cột mốc leo thang mới cho chiến sự Nga- Ukraine, bởi nó đang gây nguy hiểm cho hàng chục nghìn thường dân ở miền Nam Ukraine.
Gần 40.000 người cư trú lân cận con đập nàycó nguy cơ hứng chịu cảnh ngập lụt ở cả vùng lãnh thổ do Nga và Ukraine kiểm soát. Với dung tích khoảng 2 tỉ mét khối nước, ngang với hồ Great Salt của Mỹ, vụ vỡ đập có thể gây ra một thảm họa nhân đạo khủng khiếp cho cả hai bên.
Trước hết, nền nông nghiệp của miền Nam Ukraine sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguồn nước từ con đập được sử dụng để tưới tiêu cho các vùng đồng bằng và khu vực nông nghiệp xung quanh. Ước tính sẽ có khoảng 200.000 hecta đất nông nghiệp ở vùng Kherson sẽ bị ảnh hưởng bởi vụ việc này.
Bên cạnh đó, đập thủy điện này cung ứng nguồn năng lượng cho khoảng 100.000 hộ gia đình. Nhà máy điện Kakhovka là một trong những nguồn cung năng lượng lớn của Kiev, với công suất khoảng 350MW. Sự cố tràn đập có thể sẽ khiến nguồn điện bị cắt để đảm bảo an toàn cho nhà máy, ảnh hưởng tới đời sống của hàng trăm nghìn người.
Vụ vỡ đập cũng làm dấy lên những câu hỏi về sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia - một trong những nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu hiện do Nga kiểm soát – khi con đập này cung cấp nước làm mát cho các lò phản ứng tại nhà máy.
Đâu là động cơ cho những kẻ phá hoại?
Cuộc tranh cãi về ai đứng đằng sau vụ nổ vẫn đang tiếp diễn. Theo các chuyên gia, lý do duy nhất mà Nga có thể tiến hành vụ phá hoại là để cản bước cuộc phản công của Kiev.
Lũ lụt trên diện rộng có thể làm chậm hoặc thậm chí ngăn chặn bất kỳ kế hoạch nào của lực lượng Ukraine tiến hành các cuộc tấn công chớp nhoáng vào các vị trí của Nga ở khu vực phía Đông và phía Nam Kherson.
Thời gian qua, quân đội Ukraine gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị lực lượng cho cuộc phản công. Hàng loạt cứ điểm hậu cần quan trọng, bao gồm các kho vũ khí, xăng dầu, nhà máy điện bị Nga không kích và thiệt hại nghiêm trọng. Trong khi đó, kế hoạch đào tạo phi công và tiếp nhận máy bay F16 cũng không thể diễn ra một sớm một chiều.
Đập và công trình dẫn nước từ lâu đã là mục tiêu quen thuộc trong các cuộc chiến tranh nhằm ngăn chặn bước tiến trên chiến trường của đối phương, cũng như bảo vệ lãnh thổ của mình. Năm 1941, Liên Xô đã từng đánh sập đập Dnipro nhằm cản bước tiến của quân Đức Quốc xã.
Con đập hiện nằm dưới quyền kiểm soát của Nga và động cơ để Moscow tiến hành vụ nổ cũng chưa thực sự rõ ràng. Nga cũng phải hứng chịu thiệt hại khi hồ chứa bảo đảm cung cấp 85% lượng nước cho vùng Crimea do Nga đang kiểm soát.
>>Ukraine tham vọng "hóa giải" bài toán năng lượng của EU
Trong khi đó, Tổng thống Putin lên tiếng vụ phá đập là hành động man rợ, dẫn tới thảm họa lớn về nhân đạo và môi trường.
Trong hơn 1 năm giao chiến, đập Kakhovka liên tục trở thành mục tiêu tấn công của hai bên khi nó trở thành ranh giới giữa hai bên tham chiến. Vào tháng 8 năm ngoái, một tên lửa của Ukraine đã tấn công con đường trên đỉnh đập. Vào tháng 11/2022, khi lực lượng Nga rút qua sông, một vụ nổ đã phá hủy một phần con đường.
Có thể bạn quan tâm