Phương Tây và kế hoạch “Marshall 2.0” ở Ukraine
Theo GS. Laurence Summers tại ĐH Havard, việc chuyển các nguồn dự trữ bị đóng băng của Nga sang Ukraine sẽ là đúng đắn về mặt đạo đức, khôn ngoan về mặt chiến lược và phù hợp về mặt chính trị.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Thách thức kiểm soát vũ khí
Một chương trình mà các nhà nghiên cứu tại các đại học danh tiếng Mỹ gọi là “bất bạo động” tập trung tái thiết kinh tế, chính trị để khôi phục toàn bộ châu Âu bắt đầu từ Ukraine.
Một chương trình phục hồi đầy tham vọng tương tự “Kế hoạch Marshall” do Mỹ chủ trì giúp tái thiết Tây Âu sau thế chiến II. Một chương trình tương tự sẽ duy trì chiến thắng bền vững cho Ukraine, làm cho châu Âu an toàn hơn, mở ra tương lai tươi sáng của các khu vực xung quanh.
Dĩ nhiên, các chính phủ phương Tây không thể nào là chủ đầu tư, việc mong đợi người dân Mỹ và châu Âu phải chi trả thông qua thuế là phi thực tế. Kẻ hào phóng nhất - Mỹ đang đối mặt với trần nợ công cao nhất mọi thời đại.
Điểm tựa của kế hoạch này là sử dụng tài sản Nga đang bị đóng băng hoặc mắc kẹt ở nước ngoài dự báo khoảng 300 tỷ USD. Bằng cách này hay cách khác, ngân khố chính phủ của Tổng thống Nga Vladimir Putin, chứ không phải những người nộp thuế ở phương Tây, sẽ phải chịu phần lớn chi phí.
Do ảnh hưởng chiến tranh, quy mô nền kinh tế Ukraine mất gần 1/3 trong năm 2022. Hơn 13 triệu người di cư. Khu vực tư nhân thiệt hại trầm trọng, lạm phát đang ở mức 27%.
Một số nguồn tin thân cận cho biết, Mỹ và châu Âu đài thọ cho Ukraine 100 triệu USD/ngày. Ngân hàng Thế giới ước tính chính phủ Tổng thống Zelensky cần thêm 14 tỷ USD cho phần còn lại của năm 2023. Trong 10 năm tới, quá trình phục hồi và tái thiết Ukraine có thể sẽ tiêu tốn hơn 400 tỷ USD.
Số tiền khổng lồ này chưa tính toán đến 4 khu vực lãnh thổ đang bị Nga chiếm đóng. Trên thực tế, Donbass mới là chiến trường ác liệt, mọi thứ bị san phẳng và quá trình phục hồi sẽ tiêu tốn gấp đôi ước lượng của WB.
Nhưng phương Tây có cơ sở để hoạch định đại kế hoạch này. Theo các chuyên gia tại Đại học Havard, Nga phải chịu phần lớn các chi phí này. Đó là một tình huống chưa có tiền lệ kể từ năm 1942.
Phần lớn dự trữ của Nga bằng đồng Euro tập trung tại cơ quan thanh toán bù trừ Euroclear của Bỉ. Trong đó, một phần không nhỏ bị giữ lại ở Mỹ, Vương quốc Anh, Thụy Sĩ và quần đảo Cayman.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Mỹ tung kế sách “mỡ nó rán nó” với Nga
GS. Laurence Summers cho rằng: “Việc chuyển các nguồn dự trữ bị đóng băng của Nga sang Ukraine sẽ là đúng đắn về mặt đạo đức, khôn ngoan về mặt chiến lược và phù hợp về mặt chính trị”.
Kế hoạch Marshall sau Thế chiến II tỏ ra rất hào phòng, đã phục hồi vùng lõi châu Âu, giúp Anh, Pháp, Đức trở lại vị thế cường quốc không lâu sau đó; kể cả bên thua cuộc Nhật Bản cũng được thừa hưởng viện trợ.
Cho tới khi kết thúc dự án, nền kinh tế của các quốc gia nằm trong kế hoạch, ngoại trừ Tây Đức, đã phát triển vượt mức trước chiến tranh. Trong vòng hai thập kỷ tiếp đó, nhiều vùng ở Tây Âu tiếp tục đạt được mức tăng trưởng chưa từng có trước đó.
Cuối cùng là gì? Tây Âu, Nhật Bản cùng Mỹ cùng nhau thống trị thế giới cho đến nay. Nếu “Marshall 2.0” dự tính khởi động vào năm 2024 thì Trung Quốc cũng chạy đua với vai trò nhà kiến tạo hòa bình ở Đông Âu.
Xem ra, Mỹ sẽ chọn cách tiếp cận thuần túy kinh tế với vấn đề Ukraine, còn Trung Quốc thiên về giải pháp chính trị. Một cuộc đấu rất đáng chờ đợi, nhưng không chắc “lục địa già” sẽ tốt hơn trước!
Có thể bạn quan tâm