Chiến sự Nga - Ukraine đã làm thay đổi NATO như thế nào?
Cuộc chiến của Nga tại Ukraine đã làm "thức tỉnh" Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong các vấn đề về an ninh.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: NATO sắp duyệt đơn xin gia nhập của Ukraine?
Kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho quân đội Nga tấn công Ukraine, phản ứng quốc tế đã tập trung vào cách tốt nhất để chấm dứt chiến tranh trên bộ. Điều đó có nghĩa là gửi khí tài quân sự thông thường – xe tăng, hệ thống tên lửa, pháo binh – và huấn luyện binh lính Ukraine.
Nhưng thực tế cho thấy, chiến sự Nga- Ukraine không chỉ giới hạn ở trên chiến trường. Trước khi chiến sự nổ ra, các quan chức NATO đã ghi nhận sự gia tăng trong chiến tranh phi quy ước nhằm vào Ukraine và các mục tiêu khác ở phương Tây. Kể từ khi bắt đầu chiến sự, các thông tin sai lệch, các biện pháp hạn chế năng lượng và tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng đều được Điện Kremlin vũ khí hóa để thúc đẩy cuộc chiến của mình.
“Vũ khí, theo định nghĩa rộng nhất, là thứ bạn có thể sử dụng để ép buộc ai đó làm điều bạn muốn họ làm. Bạn có thể dùng vũ khí tấn công họ nhưng bạn cũng có thể lan truyền thông tin sai lệch để khiến người khác chống lại họ hoặc bạn có thể cắt điện nhà họ”, ông David van Weel, Trợ lý Tổng thư ký NATO phụ trách các thách thức an ninh mới nổi nói với CNN. .
Ông cũng nói thêm, "những vũ khí đó không chỉ nhằm vào Ukraine. Nga đã nhiều lần nói rằng NATO hứa sẽ không bao giờ mở rộng sang phía Đông sau khi Liên Xô tan rã. Mặc dù chúng tôi đã nhiều lần phủ nhận điều này, nhưng những thông tin như vậy vẫn tiếp tục xuất hiện. Và chắc chắn có một phần không nhỏ người dân tại các nước thuộc NATO đã nghe được những loại thông tin sai lệch này".
Những kiểu tấn công này có thể có tác động rất thực tế, như một cuộc tấn công mạng đã đánh sập các trang trại gió của Đức vào năm ngoái. Và có thể thấy rằng, an ninh năng lượng là một trong những đặc điểm chính của cuộc chiến ở Ukraine, khi Nga sử dụng năng lượng làm vũ khí chống lại các nước phương Tây.
>>NATO đã tìm ra "lời giải" thiếu vũ khí của Ukraine?
Mặt khác, phần lớn trọng tâm của phương Tây kể từ khi bắt đầu chiến sự Nga- Ukraine là chi tiêu quốc phòng. Không có gì bí mật khi đại đa số các thành viên NATO trong nhiều năm đã không đạt được mức chi tiêu ít nhất 2% GDP cho quốc phòng, điều mà từ lâu đã khiến các quan chức tại trụ sở chính của NATO ở Brussels tức giận.
Ông Keir Giles, một thành viên cấp cao của tổ chức tư vấn Chatham House có trụ sở tại London, nhận định, bản thân các quốc gia không bị xâm lược không cảm nhận được sự cấp thiết ngày càng tăng của việc đầu tư vào an ninh.
Do đó, việc chi tiêu 2% GDP cho quốc phòng được cho là mức cơ bản ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, chuyên gia này chỉ ra, theo thời gian, các quốc gia phương Tây không cảm thấy rủi ro và cho rằng họ đã chi tiêu đủ để phòng thủ. Điều này đã kìm hãm khả năng của phương Tây trong việc đối phó với các mối đe dọa mạng và phi truyền thống từ các đối thủ, bao gồm cả Nga và Trung Quốc.
Đối với những người làm việc trong các lĩnh vực này, không có gì ngạc nhiên về những ý kiến cho rằng Nga đã can thiệp thành công vào các cuộc bầu cử của các quốc gia khác, hoặc Trung Quốc đã thành công trong việc đưa những thông tin sai lệch ở các nước phương Tây trong thời kỳ đại dịch.
Ông Peter Caddick-Adams, một cựu sử gia của NATO đánh giá rằng, NATO chỉ có thể phát triển nhanh khi các thành viên sẵn sàng đầu tư cho quốc phòng. Nếu bạn là một nền dân chủ trong thời bình, thì rất khó để có thể đối phó với các cuộc tấn công phi truyền thống của đối thủ. Nếu bạn không tham chiến, sẽ có giới hạn về số tiền sẵn sàng chi cho những thứ họ không thể nhìn thấy.
Tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng tới, liên minh phòng thủ tập thể này sẽ cho thấy rằng họ đã chuẩn bị cho tương lai của mình. Cụ thể, khối sẽ công bố Quỹ đổi mới đầu tư phát triển các công nghệ mới có tiềm năng ứng dụng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh nhằm bảo vệ liên minh trong trường hợp xảy ra xung đột và khủng hoảng.
Quỹ sẽ hỗ trợ các công ty khởi nghiệp phát triển các công nghệ tiên tiến, có tiềm năng ứng dụng cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Đây sẽ là kế hoạch lớn thứ hai của NATO nhằm đối phó với các mối đe dọa phi truyền thống và mới nổi sẽ được khởi động trong năm nay. Trước đó, sáng kiến DIANA, sáng kiến máy gia tốc đổi mới quốc phòng cho khu vực Bắc Đại Tây Dương, đã được thông qua để giúp thúc đẩy sự đổi mới xuyên Đại Tây Dương.
Có thể thấy, cuộc chiến tại Ukraine về cơ bản đã thúc đẩy sự thay đổi của NATO trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, các quan chức NATO cũng nhận thức được rằng cách tiếp cận tập thể này có thể không tồn tại mãi mãi. Và khi các cuộc bầu cử quan trọng tại một số quốc gia thành viên đang đến gần, vấn đề Ukraine và chi tiêu quốc phòng có thể trở thành một vấn đề nan giải cho khối.
Có thể bạn quan tâm
NATO đã tìm ra "lời giải" thiếu vũ khí của Ukraine?
04:00, 18/06/2023
"Lộ diện" ứng viên tiềm năng cho chức tân Tổng thư ký NATO
04:00, 14/06/2023
NATO sẽ kết nạp Ukraine tại Thượng đỉnh sắp tới?
04:00, 10/06/2023
Chiến lược "con nhím" sẽ giúp NATO kiềm chế Nga?
04:00, 26/05/2023
Chiến sự Nga – Ukraine: NATO phát hiện “trụ cột” mới
04:00, 15/05/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: NATO thật sự cần Ukraine?
04:30, 12/05/2023
Phần Lan gia nhập NATO, thất bại chiến lược của Nga
04:30, 06/04/2023
NATO "xoay trục" đối đầu Trung Quốc ở châu Á- Thái Bình Dương?
04:00, 03/04/2023