Tham nhũng trong viện trợ ở Ukraine - nỗi lo mới của Mỹ

TRƯỜNG ĐẶNG 21/07/2023 04:00

Những lo ngại bắt đầu gia tăng tại Mỹ xung quanh việc Ukraine sẽ sử dụng khoản viện trợ khổng lồ của Mỹ như thế nào.

Tham nhũng đang là một vấn đề quan chức Mỹ lo ngại tại Ukraine

Tham nhũng trong viện trợ của Mỹ đang là một vấn đề Washington lo ngại tại Ukraine

Chỉ sau hơn 1 năm, Ukraine đã vươn lên trở thành một trong các quốc gia nhận viện trợ nhiều nhất từ Mỹ. Mới đây nhất, Giám đốc USAID Samantha Power đã trao cho Kiev khoản viện trợ 500 triệu USD, chủ yếu để hỗ trợ dân thường trong bối cảnh Ukraine thất bại trong gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc với Nga.

>>"Kế hoạch B" của Ukraine sau khi Nga phá vỡ thỏa thuận ngũ cốc

Theo ước tính của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, từ lúc chiến sự Nga- Ukraine nổ ra cho tới nay, Mỹ đã viện trợ tổng cộng khoảng hơn 70 tỷ USD cho Ukraine. Dù vậy, con số này chưa đạt tới cam kết khổng lồ lên tới 113 tỷ USD viện trợ đã được Quốc hội Mỹ phân bổ từ năm ngoái. Tuy nhiên, khi Kiev vẫn chưa đạt thành tích gì lớn lao, chính quyền của ông Biden lại “đau đầu” tìm cách quản lý việc sử dụng số tiền trên để tránh đi vào vết xe đổ trước đây của Afghanistan.

Trước chiến tranh, Ukraine là một trong những quốc gia nghèo nhất và tham nhũng nhất ở châu Âu, theo báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Đó là lý do vì sao nhiều quan chức Mỹ đang thúc đẩy Tổng thống Biden sớm tìm ra các giải pháp nhằm giám sát chặt chẽ nguồn tài trợ của Mỹ tại Ukraine.

Ông John Sopko, lãnh đạo Văn phòng Tổng Thanh tra Đặc biệt về Tái thiết Afghanistan (SIGAR) được thành lập vào năm 2012, thừa nhận chính phủ Mỹ nên sớm làm việc này trước khi quá muộn để giám sát.

Ukraine trở thành quốc gia nhận viện trợ lớn nhất của Mỹ sau hơn 1 năm

Ukraine trở thành quốc gia nhận viện trợ lớn nhất của Mỹ sau hơn 1 năm

SIGAR được thành lập bốn năm sau khi Mỹ can thiệp vào Afghanistan. Điều đó khiến rất nhiều hoạt động của đơn vị này không hiệu quả do nhiều thông tin đã bị thất lạc hoặc không được theo dõi chặt chẽ từ đầu.

“Tại sao không bổ nhiệm một Tổng thanh tra đặc biệt? Điều đó sẽ gửi một thông điệp rõ ràng tới người Ukraine, các nhà thầu hay tới chính phủ Hoa Kỳ, rằng chúng tôi thực sự coi trọng việc giám sát”, ông nói trong cuộc phỏng vấn với Foreign Policy.

Yêu cầu giám sát tài chính Ukraine đang ngày càng được chú ý trong giới lập pháp Mỹ thời gian gần đây. Vào tháng 6, các Thượng nghị sĩ Mỹ John Kennedy, Kyrsten Sinema, Kevin Cramer và Mike Braun đã tìm hiểu các kinh nghiệm của SIGAR có được từ Afghanistan để áp dụng cho Ukraine. Nổi bật nhất là nỗ lực của Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Chuck Grassley, thành viên cấp cao của Ủy ban Ngân sách Thượng viện, cũng liên quan tới vấn đề này.

Nỗ lực tái thiết trị giá 146 tỷ USD của Hoa Kỳ ở Afghanistan được cho là đã thất bại, và chính quyền Mỹ không hề muốn 113 tỷ USD viện trợ cho Ukraine mới thông qua vào tháng 3 năm ngoái cũng “đổ song đổ bể”.

Trên thực tế, các điều tra tại Afghanistan đã phát hiện ra nhiều sự thực chấn động về nạn tham nhũng viện trợ của Mỹ trong nhiều năm. Ở đó, lương được trả cho những binh lính “ma” đã chết hoặc chưa từng tồn tại. Các quỹ được phê duyệt cho các tòa nhà chưa bao giờ được xây dựng hoặc không bao giờ được sử dụng sau khi xây dựng. Ví dụ, Lầu Năm Góc đã từng chi 549 triệu USD cho các máy bay chở hàng của Italy không hoạt động và sau đó phần lớn được bán để làm phế liệu với giá khoảng 40.000 USD.

Viện trợ của Mỹ cho Afghanistan đã không hiệu quả như mong đợi

Viện trợ của Mỹ cho Afghanistan không hiệu quả như mong đợi là một bài học đắt giá

Những lổ hổng này rõ ràng đặt ra bài toán khó cho chính phủ ông Biden khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang bước vào các giai đoạn gay cấn. Sức ép từ đảng Cộng Hòa đang lớn dần lên và ứng xử trong vấn đề tài chính của Ukraine là một trong số đó.

Đầu tháng 6, Thượng nghị sĩ John Kennedy tuyên bố: “Mỹ không có một thực thể nào để theo dõi bức tranh tổng thể. Nếu người Mỹ muốn theo dõi tất cả các dòng viện trợ quân sự, tài chính và nhân đạo khác nhau chảy vào Ukraine, chúng ta cần một nhóm chuyên gia khu vực tận tâm theo dõi từng xu”.

>>JEF - "lối thoát" cho an ninh Ukraine hậu chiến sự

Động thái này cũng tiếp tục hé lộ một vấn đề đã trở nên dai dẳng trong lòng nước Mỹ – sự mâu thuẫn trong hỗ trợ Ukraine. Trong khi đảng Dân chủ ủng hộ mạnh mẽ ông Zelensky trong chiến sự Nga – Ukraine, thì đa phần các chính trị gia Cộng hòa thường bày tỏ nghi ngờ về can dự của Mỹ trong vấn đề này.

“Ukraine không phải là không có sai sót. Chúng tôi đã nghe một số báo cáo đáng lo ngại về việc lợi dụng sự hào phóng của Mỹ. Một số vũ khí đắt tiền bị bán ở chợ đen, hay các quan chức tham nhũng ở Ukraine đã cố gắng đút đầy túi”, ông Kennedy nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • "Kế hoạch B" của Ukraine sau khi Nga phá vỡ thỏa thuận ngũ cốc

    04:00, 19/07/2023

  • JEF -

    JEF - "lối thoát" cho an ninh Ukraine hậu chiến sự

    04:00, 17/07/2023

  • Nga tung

    Nga tung "quân cờ lương thực" gây khó Ukraine và phương Tây

    04:00, 16/07/2023

  • Thượng đỉnh NATO: Ukraine vẫn còn cơ hội gia nhập NATO

    Thượng đỉnh NATO: Ukraine vẫn còn cơ hội gia nhập NATO

    03:00, 14/07/2023

TRƯỜNG ĐẶNG